Giải Phẫu Xương Bàn Chân: Giải Phẫu Chức Năng, Cấu Tạo Và Cấu Trúc

Bàn chân người có cấu tạo 26 xương khác nhau và chịu trách nhiệm đảm bảo việc di chuyển được diễn ra bình thường. Là bộ phận quan trọng đối với cơ thể và kiến thức phần xương bàn chân trong môn Giải phẫu được nhiều sinh viên quan tâm. Cùng MedUC khám phá ngay qua bài viết trên về giải phẫu xương bàn chân chi tiết bạn nhé!

Bài test TRẮC NGHIỆM Giải Phẫu

Cấu tạo của xương bàn chân gồm những gì?

Bàn chân con người có tổng cộng 26 xương và được chia thành 3 phần chính bao gồm:

Bàn chân trước 

Bàn chân trước có xương bàn chân được nối dài ra bởi các xương ngón chân. Từ xương bàn chân ngón cái đến ngón út sẽ có tất cả 5 xương. Xương ngón chân mỗi người thực tế thường sẽ dài hơn so với nhìn trực tiếp bằng mắt thường. Ngón chân có phần dễ nhận ra nhất là 3 đốt: Đốt gần, đốt giữa và đốt xa. Mỗi ngón chân có thêm phần thân và chỏm nằm ngay phía trên mu bàn chân. Ngón cái chỉ có 2 đốt là đốt gần và đốt xa còn phần thân được thay thế bằng đốt ngón 1. 

Bàn chân giữa 

Giải phẫu xương bàn chân sẽ thấy cấu tạo mở rộng về phía trước, hình dạng như kim tự tháp. Kết cấu xương bàn chân giữa gồm 3 bộ phận: Xương ghe, 3 xương chêm và xương hộp. Kích thước lớn nhất là xương ghe có hình bầu dục chia thành 6 mặt và dẹt về hướng trước sau. Xương ghe nằm ở giữa, thấp hẳn xuống và nâng đỡ lấy một phần xương sên và 3 xương chêm. Ba xương chêm được gọi là xương chêm trong, xương chêm giữa và xương chêm ngoài, tính từ phía trong bàn chân ra ngoài. Xương chêm nằm giữa xương hộp, xương ghe và xương bàn chân I, II, III. Xương hộp có dạng hình hộp 6 mặt nhưng không đều. Xương hộp gắn liền với xương gót phía sau và xương bàn chân IV, V phía trước. 

giải phẫu xương bàn chân

Bài viết liên quan:

Bàn chân sau 

Bộ phận bàn chân sau này được chia thành 2 phần nhỏ: xương sên và xương gót, cấu tạo nên gót chân và mắt cá chân. Xương sên có tác dụng trực tiếp giúp nâng đỡ cẳng chân (bao gồm xương chày và xương mác). Từ đó, tạo thành mắt cá chân bên ngoài và bên trong. 

Đúng như tên gọi của nó, xương sên có hình dáng rất giống con sên, gồm chỏm sên, cổ sên và thân sên. Nhìn chung, xương sên giống như 1 hình hộp có 6 mặt. Phần cuối cùng là xương gót chân - xương lớn nhất và nằm phía sau cùng của bàn chân. Xương gót cũng có 6 mặt, vị trí ở dưới xương sên và sau xương hộp. 

Các khớp chức năng xương bàn chân

Các khớp xương bàn chân 

Thông thường, bàn chân chuyển động trên 3 mặt phẳng và lực chủ yếu dồn vào phần bàn chân sau. Các khớp xương liên kết đóng vai trò quan trọng trong việc giúp xương chân được liên kết với nhau và có chuyển động linh hoạt. 

Các khớp hoạt dịch chính sẽ bao gồm: 

Khớp cổ chân

Khớp được tạo bởi xương chày, xương mác và xương sên. Các khớp này xếp lên nhau một cách khéo léo để tạo thành một ổ sâu cho ròng rọc xương sên chạy qua. Phần trong của lỗ mộng là mặt trong của mắt cá trong. Phần ngoài của lỗ mộng là mặt trong của mắt cá ngoài. Kết cấu mắt cá ngoài thấp hơn mắt cá trên giúp bảo vệ các dây chằng ở bên ngoài cổ chân, chống cho dây chằng bị lệch trụ ra ngoài khi vận động.

khớp cổ chân

Khớp dưới sên 

Khớp dưới sên hay còn gọi là khớp giữa xương sên và xương gót chịu phần lớn lực từ cơ thể. Khớp đóng vai trò quyết định để tạo nên bàn chân sau. Khớp dưới sên gồm có 3 mặt: trước, trong và sau. Trong đó, mặt lồi khớp lại chặt chẽ với mặt lõm của xương gót. Có 5 dây chằng mạnh và ngắn nâng đỡ khớp dưới sên nên khả năng vận động của khớp bị giới hạn không quá linh hoạt. 

Các khớp khác 

Bàn chân giữa cấu tạo gồm có các khớp nối giữa bàn chân và xương ngón chân cũng như giữa các xương ngón chân với nhau. Hầu hết các khớp đều là các khớp trượt nên kích thước sẽ khá nhỏ và biên độ chuyển động cũng nhỏ. Chúng nối kết với nhau bằng những dây chằng ngắn và vững chắc để giúp giữ vững cấu trúc vòm của lòng bàn chân.

các khớp khác của xương bàn chân

Cấu trúc và các vòm của bàn chân

Cấu trúc của bàn chân

Cấu trúc của bàn chân khi nhìn từ các hướng khác nhau sẽ có hình dạng khác nhau:

  • Khi nhìn từ trên xuống: Từ góc nhìn này, hầu hết các xương bàn chân lồi hẳn từ trước ra sau và từ trong ra ngoài. Xương gót chân chỉ thấy ở một phần sau mặt trên.

  • Nhìn từ dưới lên: Bàn chân lúc này có hình dạng lõm hẳn, phần sau sẽ bị giới hạn bởi củ xương gót.

  • Nhìn từ phía trong: Cạnh bên trong của bàn chân cong như một vòm, gọi là vòm dọc bàn chân phía trong. Vòm này gồm nhiều xương gồm: xương gót, xương sên, xương ghe, ba xương chêm và xương bàn chân I, II, III. Xương sên - điểm đỉnh của vòm có vai trò quan trọng trong việc hấp thụ lực sốc mỗi khi bàn chân tiếp xúc với mặt đất.

  • Nhìn từ phía ngoài: Cạnh bên ngoài của bàn chân cũng có một vòm dọc hay còn gọi là vòm dọc bàn chân phía ngoài. Vòm này được hình thành bởi xương gót, xương hộp và hai xương bàn chân IV, V. Vòm này tương đối bằng phẳng và ít linh hoạt hơn so với vòm phía trong, nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và nâng đỡ bàn chân.

Cấu trúc và các vòm của bàn chân có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự linh hoạt, ổn định và chức năng của bàn chân, và chúng đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ lực sốc và trọng lượng của cơ thể khi bạn di chuyển.

cấu trúc của bàn chân

Vòm của bàn chân

Bàn chân có cấu tạo gồm ba vòm: trong đó có hai vòm chạy theo chiều dọc và một vòm chạy theo chiều ngang.

  • Vòm dọc bàn chân: Bàn chân được cấu tạo bởi các xương cổ chân và bàn ngón chân, xương bàn chân tạo nên hai vòm chạy theo chiều dọc của chân. Gót chân sẽ chịu tới một nửa trọng lượng cơ thể, nửa còn lại sẽ được chia đều bởi các xương bàn ngón ở phần phía trước. 

  • Vòm ngang bàn chân: Bàn chân có một vòm ngang được cấu thành bởi xương chêm, xương ghe, xương hộp và xương bàn chân. Đỉnh của vòm ngang nằm ở giữa của bàn chân có tác dụng giúp tạo độ linh hoạt và đàn hồi mỗi khi bước chân. Đây cũng là bộ phận chống lại sự nén và áp lực khi bàn chân tiếp xúc với mặt đất.

Giải phẫu xương bàn chân X QUANG

Để hiểu rõ giải phẫu xương bàn thân, sinh viên cần nghiên cứu kỹ về ảnh chụp X Quang. Những hình ảnh thể hiện rõ cấu trúc, kết cấu của xương bàn chân giúp việc ôn bài và ghi nhớ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Một số hình ảnh giải phẫu xương bàn chân X Quang mà MedUC tổng hợp bạn có thể tham khảo:

Chụp X Quang bàn chân thẳng

Hình ảnh chụp X Quang bàn chân bẹt

Ảnh chụp xương ngón chân và phần gót chân

Lực tác động khớp cổ chân và bàn chân

Khi cơ thể đi hay chạy, phần cổ chân và bàn chân phải chịu lực nén và lực xé đáng kể. Theo đó, trong lúc đi, lực thẳng đứng gấp 0,8 đến 1,1 lần trọng lượng cơ thể tác động vào gót chân. Độ lớn của lực này giảm xuống còn khoảng 0,8 lần trọng lượng cơ thể ở giữa thì tăng đến 1,3 lần trọng lượng cơ thể lúc nhấc ngón lên. Lực này kết hợp cùng với lực co của các cơ gập lòng bàn chân sẽ tạo ra một lực nén ở cổ chân. Lực nén ở khớp cố chân trong lúc chúng ta đi có thể cao gấp 3 lần trọng lượng cơ thể khi đánh gót chân và 5 lần trọng lượng cơ thể khi nhấc ngón. Lực xé từ 0,45 đến 0,8 lần trọng lượng cơ thể.

khớp cổ chân và bàn chân

Con số này còn lớn hơn nhiều lần khi chúng ta chạy. Lúc này, lực khớp cổ chân cao nhất có thể lên tới từ 9 đến 13,3 lần trọng lượng cơ thể. Khớp cổ chân sẽ phải chịu những lực tương tự như khớp háng và khớp gối. Tuy nhiên, khớp cổ chân rất ít bị thoái hóa khớp bởi một phần là do bề mặt chịu trọng lượng lớn ở cổ chân, giúp giảm áp lực lên khớp. 

Khớp dưới sên phải chịu lực tương đương 2,4 lần trọng lượng cơ thể do xương sên chính là nền tảng của bàn chân. Trong khi đi, các lực lên bàn chân từ mặt nền được tác động lên mặt ngoài của gót chân, di chuyển ở mặt ngoài đến xương hộp sau đó truyền đến dãy khớp cổ bàn chân hai và ngón cái khi nhấc ngón. 

lực tác động khớp cổ chân và bàn chân

Những câu hỏi thường gặp về giải phẫu xương bàn chân

1. Chiều dài xương bàn chân của thai nhi là gì?

Chiều dài xương bàn chân của thai nhi chính là độ dài ở mức lớn nhất trong trục dài của bàn chân thai nhi. Chỉ số này được đo từ đầu sau cùng của bàn chân đến cuối ngón chân thứ nhất hoặc thứ hai, tùy theo việc thai nhi có ngón chân nào dài hơn. 

2. Gãy xương bàn chân bao lâu thì lành?

Gãy xương bàn chân nếu không quá nghiêm trọng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân trong tương lai. Tuy nhiên, việc đi lại cũng sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Thông thường, gãy xương bàn chân ở mức nhẹ nhẹ có thể tự liền sau từ 6 - 8 tuần điều trị. Sau đó, xương khỏi hoàn toàn sau 3 - 6 tháng tĩnh dưỡng. Sau khoảng thời gian này, bệnh nhân cần đi khám lại kỹ lưỡng để nhận được tư vấn từ phía bác sĩ chuyên khoa. 

Kết luận

Như vậy, kiến thức giải phẫu xương bàn chân đã được MedUC tổng hợp lại qua bài viết trên. Mong rằng những sinh viên Y - Dược đã hiểu rõ về kết cấu, đặc điểm của phần xương bàn chân. Để thực sự tường tận về nội dung trên, ngoài việc đọc kỹ lý thuyết, sinh viên cũng cần tận dụng mọi cơ hội để học thực hành, trao đổi trực tiếp với giảng viên nhiều nhất có thể.

Để Giải phẫu không còn là cơn “ác mộng”, liên hệ với MedUC ngay để được nhận bộ học liệu được biên soạn công phu cùng những bài giảng chất lượng đến từ các bác sĩ chuyên khoa hàng đầu bạn nhé! Thông tin trung tâm MedUC:

 

ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL
Đăng ký để nhận những kiến thức về y khoa được gửi qua email từ MedUC (Hoàn toàn miễn phí)
Gửi Yêu Cầu
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
"Tất cả tài liệu được up lên tại Meduc.vn, với mục tiêu giúp bạn có thể học mọi lúc mọi nơi, mọi nơi và hoàn toàn miễn phí. Nếu có vấn đề liên quan tới bản quyền xin phép liên hệ tới mail: Meduc.vn@gmail.com để được hỗ trợ. Chân thành cám ơn"
Notice (8): Undefined index: image_avatar [/home/kbbcutgf/public_html/tmp/cache/views/fbd3260556164def73f4e4e72b6c21bfc44b2db3_0.file.view_tacgia.tpl.php, line 36]
Notice (8): Undefined index: ArticlesContent [/home/kbbcutgf/public_html/tmp/cache/views/fbd3260556164def73f4e4e72b6c21bfc44b2db3_0.file.view_tacgia.tpl.php, line 36]
Notice (8): Trying to access array offset on value of type null [/home/kbbcutgf/public_html/tmp/cache/views/fbd3260556164def73f4e4e72b6c21bfc44b2db3_0.file.view_tacgia.tpl.php, line 36]
Tác giả

Bài viết liên quan

Giải Phẫu
Sinh Lý
Tiếng anh y khoa
Hóa Sinh
Nội Khoa
Ngoại khoa
sản khoa
Nhi Khoa
Khóa ECG