Giải Phẫu Dây Thần Kinh Số 5: Bệnh Đau Dây Thần Kinh V Do Đâu?

Bệnh đau dây thần kinh số 5 là cơn đau đặc thù xảy ra một cách đột ngột và nhanh chóng. Cơn đau thường tự phát hoặc bắt đầu từ một điểm đau. Đa phần đau dây thần kinh số 5 sẽ xuất hiện một bên. Cũng sẽ có trường hợp hai bên nhưng hiếm gặp hơn. Bởi là bệnh không phổ biến nên nhiều sinh viên Y khoa khi tiếp cận nội dung trên thường cảm thấy mông lung, đặc biệt là ở phần nguyên nhân gây bệnh. Cùng MedUC giải phẫu dây thần kinh số 5 và tìm hiểu chi tiết về loại bệnh này qua bài viết sau nhé!

HỌC THỬ KHÓA HỌC GIẢI PHẪU 

Giải phẫu đặc điểm dây thần kinh số 5 (V)

Khi giải phẫu dây thần kinh số V, cấu tạo sẽ gồm có:

1.1. Phần vận động

Nguyên ủy thật phần vận động chính là nhân vận động sinh ba nằm ở cầu não. Các sợi trục ra khỏi phần cầu não tạo nên rễ vận động của dây thần kinh sinh ba (góp phần tạo nên dây thần kinh hàm dưới).

1.2. Phần cảm giác

Nguyên ủy thật của phần cảm giác là hạch sinh ba (hạch Gasser) có vị trí nằm ở mặt trước phần đá xương thái dương. Từ hạch sinh, ba tập hợp sợi trục của hạch này tạo nên rễ cảm giác của dây thần kinh sinh ba. Dây này đi qua mặt trước bên của cầu não để vào trong thân não đến cột nhân cảm giác của dây thần kinh sinh ba kéo dài từ trung não đến phần trên của tủy gai. 

Từ cột nhân này có những đường dẫn truyền lên đồi thị và tận cùng hồi sau trung tâm của thùy đỉnh (vùng vỏ não cảm giác bản thể). Tập hợp đuôi gai của tế bào hạch sinh ba sẽ tạo nên ba nhánh: nhánh mắt, nhánh hàm trên và nhánh hàm dưới. Những nhánh này sẽ chi phối cảm giác cho nửa trước vùng đầu mặt, màng não…

giải phẫu dây thần kinh 5

Bài viết liên quan: Giải Phẫu Chức Năng Khớp Thái Dương Hàm, Rối Loạn TMJ Phải Làm Sao?

1.2.1. Nhánh/Thần kinh mắt (V1)

Dây thần kinh mắt là nhánh đầu tiên của dây thần kinh số V. Vị trí của dây thần kinh mắt sẽ là từ hạch thần kinh sinh ba, chạy ra trước vào thành ngoài xoang tĩnh mạch hang rồi đi qua khe ổ mắt trên để vào ổ mắt.

Thần kinh mắt (V1) được phân thành các nhánh sau:

  • Thần kinh trán: 

  • Thần kinh trên ổ mắt (supraorbital nerve) [SON]

  • Thần kinh trên ròng rọc (supratrochlear nerve) [STN])

  • Thần kinh lệ

  • Thần kinh mũi mi (phân nhánh thần kinh sàng sau, thần kinh sàng trước và thần kinh ở dưới ròng rọc)

Dây thần kinh mắt bao gồm nhiều nhánh bên có tác dụng chi phối cảm giác cho xoang trán, xoang bướm, một phần xoang sàng, một phần màng cứng của não, tuyến lệ, da của vùng lưng mũi, da vùng mí trên, kết mạc mi trên, trán và da đầu lên tới đỉnh đầu.

1.2.2. Nhánh/Thần kinh hàm trên (V2)

Dây thần kinh hàm trên từ hạch sinh ba chạy qua lỗ tròn đến hố chân bướm – khẩu cái cho ra các nhánh bên và nhánh tận là nhánh dưới ổ mắt, qua khe ổ mắt dưới để vào ở mắt, chạy ở rãnh dưới ổ mắt và cuối cùng qua ống dưới ổ mắt ra da vùng mặt.

Phân nhánh:

  • Thần kinh gò má: phân nhánh

    • Thần kinh thái dương-gò má (zygomaticotemporal nerve)

    • Thần kinh mặt-gò má (zygomaticofacial nerve)

  • Các nhánh chân bướm khẩu cái

  • Thần kinh huyệt răng trên sau

  • Thần kinh huyệt răng trên giữa

  • Thần kinh huyệt răng trên trước (cho nhánh mũi, nhánh môi trên và các nhánh răng lợi)

  • Nhánh tận: Thần kinh dưới ổ mắt

Dây thần kinh hàm trên chi phối cảm giác của da vùng giữa của mặt, phía trước thái dương, mi dưới và kết mạc mi dưới, phần bên mũi, hố mũi, môi trên, khẩu cái, lợi và răng hàm trên, xoang hàm, một phần xoang sàng và màng cứng.

thần kinh hàm trên v2 

1.2.3. Nhánh/Thần kinh hàm dưới (V3)

Từ hạch sinh ba, dây thần kinh hàm dưới đi qua lỗ bầu dục đến hố dưới thái dương rồi chia thành nhiều nhánh. Trong đó, các nhánh lớn là nhánh lưỡi và nhánh thần kinh huyệt răng dưới chạy qua lỗ hàm dưới, sau đó chạy trong xương hàm dưới, qua lỗ cằm để ra da vùng cằm. Còn lại sẽ là các nhánh nhỏ hơn. 

Phân nhánh:

  • Thần kinh lưỡi (phân nhánh thần kinh dưới lưỡi)

  • Thần kinh huyệt răng dưới (phân nhánh thần kinh cằm)

  • Thần kinh tai thái dương

Dây thần kinh hàm dưới:

  • Có tác dụng chi phối vận động cho các cơ nhai (cơ cắn), cơ hàm móng và bụng trước cơ hai thân. Ngoài ra, da vùng thái dương sau, tai, vùng dưới mặt, môi dưới, cằm, lợi và răng hàm dưới và 2/3 phần lưỡi phía trước và một phần màng cứng cũng sẽ bị dây thần kinh này điều khiển.

Khái niệm đau dây thần kinh số 5 (V)

Như đã đề cập ở trên, bệnh đau dây thần kinh số 5 (V) là một loại đau rất đặc thù xảy ra ở nửa mặt. Điều nguy hiểm của căn bệnh này chính là cơn đau xảy đến một cách đột ngột, nghiêm trọng và kéo dài từ vài giây cho đến không quá một phút. 

Đau dây thần kinh số 5 (V) thường là tự phát hoặc xuất phát từ một điểm khi bị kích thích gọi là điểm cò súng (trigger spot). Cơn đau thường xuất hiện một bên và một số trường hợp hiếm khác xuất hiện cả hai bên ( tỷ lệ 3-6% trường hợp). Bệnh nhân khi đau cả hai bên thì cơn đau không phải xuất hiện cùng một lúc. Ban đầu, người bệnh đau bên trong một thời gian dài rồi sau đó mới xuất hiện phía đối diện. Trên 70% bệnh nhân đau dây thần kinh V là người trên 70 tuổi. Bệnh nhân mắc phải căn bệnh này nếu khám lâm sàng cũng cho về kết quả hoàn toàn bình thường. 

đau dây thần kinh V

Dịch tễ học về đau dây thần kinh V

Khi phân tích dịch tễ học bệnh đau dây thần kinh số 5 (V), kết quả cho thấy: Tỷ lệ giới tính nam bị bệnh bệnh là 2,7/100.000 dân/năm và ở nữ là 5/100.000 dân/năm. Trong đó, 50-70 tuổi là độ tuổi gặp phải bệnh này nhiều nhất. Tuổi khởi phát bệnh thường thấy là 60 tuổi trong khi đó tuổi có nhiều bệnh nhân nhất là 75. Ít hơn 10% bệnh nhân dưới 40 tuổi. 

Tuy vậy, bệnh đau dây thần sinh V có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và ngày càng trở nên phổ biến hơn. Không thể coi nhẹ căn bệnh này mà cần theo dõi sát sao để phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất có thể. 

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh số 5 (V)

Có một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến bệnh đau dây thần kinh số 5 (V) như sau: 

  • Do virus: Đau dây thần kinh số V được công nhận là do một nhiễm trùng virus âm ỷ tại hạch Gasser hoặc các nhánh dây V ngoại biên gây ra. 

  • Do các khối u chèn ép (tỷ lệ từ 5-8%): Đau dây V có thể do các khối u nằm ở vùng góc cầu – tiểu não và các vùng lân cận của góc cầu - tiểu gây nên. Những yếu tố thuộc phần này tạo nên bệnh bao gồm: u màng não (meningioma), u nang thượng bì (epidermoid cyst), u tuyến yên (pituitary adenoma), u ác tính di căn (carcinoma), túi phình động mạch (aneurysm) ảnh hưởng đến hạch Gasser hoặc 1 nhánh hoặc nhiều nhánh của dây 5 (V).

  • Sợi cảm giác của dây V bị chèn ép hoặc bị vặn xoắn do thay đổi hình thái của sàn sọ (tỷ lệ từ 5-8 %): Bệnh lý Paget hoặc những thương tổn lành tính tại vùng góc cầu – tiểu não (u màng não, u nang thượng bì, u dây VIII hoặc dị dạng động- tĩnh mạch) có thể gây nên đau dây thần kinh V. Các u nang thượng bì vùng góc cầu - tiểu não có tác động và ảnh hưởng gây ra đau dây V. Do đó, sau khi loại bỏ u nang này, đau dây thần kinh V sẽ được cải thiện hoàn toàn.

  • Do mạch máu chèn ép (chiếm tỷ lệ 60%): Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra căn bệnh này. Khi mạch máu tiếp xúc với dây V sẽ gây ra sự chèn ép đi vào cầu não, thường gặp nhất là động mạch tiểu não trên (superior cerebellar artery). Kết quả là dây thần kinh số 5 (V) sẽ bị đau do thoái hóa myelin trong rễ cảm giác không thường xuyên tiếp xúc trực tiếp lên sợi trục dẫn đến sự chập mạch. 

  • Bên cạnh đó, có một số trường hợp đau liên quan đến bệnh lý vùng góc cầu – tiểu não như xơ cứng rải rác (multiple sclerosis), u màng não (meningiomas), u dây V (schwannomas), u nang thượng bì (epidermoid cyst)…

nguyên nhân đau dây thần kinh V

Đặc điểm của cơn đau do dây thần kinh V

Một số đặc điểm để nhận biết cơn đau do dây thần kinh 5 (V) bao gồm:

  • Cơn đau xảy đến đột ngột hoặc cũng có thể khởi phát sau những hành động như sờ chạm vào mặt, đánh răng, nhai thức ăn, hay cơn gió nhẹ thổi vào mặt...

  • Kiểu đau thường thấy nhất là dạng giống như điện giật, phổ biến sau là đau như nghiền và xé, ít khi gặp nhất là đau kiểu bỏng rát. Độ dài của cơn đau thì thường ngắn chỉ kéo dài vài giây. Tuy nhiên, các cơn đau cũng có thể xuất hiện liên tiếp với nhau làm cơn đau kéo dài trong một đến hai phút. 

  • Cơn đau xuất hiện một bên mặt, khu trú theo phân bố dọc theo một hay nhiều nhánh dây thần kinh tam thoa. Đau có xu hướng tăng dần theo thời gian do khối u phát triển sẽ chèn ép càng mạnh vào dây V nhiều hơn.

đặc điểm cơn đau thần kinh 5

Ngoài các biểu hiện của đau dây V ra, người bệnh xuất hiện các triệu chứng do khối u gây ra như:

  • Ù tai, giảm thính lực

  • Chóng mặt, mất thăng bằng, đi lại không vững...

  • Đau đầu, nôn vọt, phù gai thị...

  • Nặng hơn người bệnh có thể ảnh hưởng tới ý thức, gây ra liệt các dây thần kinh sọ khác

Kết luận

Như vậy, MedUC đã tổng hợp kiến thức về giải phẫu dây thần kinh số 5 (V) vô cùng chi tiết. Mong rằng bài viết trên có thể giúp những sinh viên Y - Dược đang đau đầu với môn Giải phẫu nói chung và bệnh đau dây thần kinh số 5 nói riêng hiểu rõ hơn về một kiến thức quan trọng. Để được giảng dạy và giải đáp trực tiếp từ những bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm, sinh viên Y tham khảo ngay khóa học Giải phẫu của MedUC. Thông tin chi tiết:

 

Fanpage: m.me/TrungtamdaotaoykhoamedUC.vn/ 

Số điện thoại: 0339308997

Mail: Meduc.vn@gmail.com

YouTube: Trung Tâm Đào Tạo Y Khoa Meduc.vn

Website: Meduc.vn

ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL
Đăng ký để nhận những kiến thức về y khoa được gửi qua email từ MedUC (Hoàn toàn miễn phí)
Gửi Yêu Cầu
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
"Tất cả tài liệu được up lên tại Meduc.vn, với mục tiêu giúp bạn có thể học mọi lúc mọi nơi, mọi nơi và hoàn toàn miễn phí. Nếu có vấn đề liên quan tới bản quyền xin phép liên hệ tới mail: Meduc.vn@gmail.com để được hỗ trợ. Chân thành cám ơn"
Notice (8): Undefined index: image_avatar [/home/kbbcutgf/public_html/tmp/cache/views/fbd3260556164def73f4e4e72b6c21bfc44b2db3_0.file.view_tacgia.tpl.php, line 36]
Notice (8): Undefined index: ArticlesContent [/home/kbbcutgf/public_html/tmp/cache/views/fbd3260556164def73f4e4e72b6c21bfc44b2db3_0.file.view_tacgia.tpl.php, line 36]
Notice (8): Trying to access array offset on value of type null [/home/kbbcutgf/public_html/tmp/cache/views/fbd3260556164def73f4e4e72b6c21bfc44b2db3_0.file.view_tacgia.tpl.php, line 36]
Tác giả

Bài viết liên quan

Giải Phẫu
Sinh Lý
Tiếng anh y khoa
Hóa Sinh
Nội Khoa
Ngoại khoa
sản khoa
Nhi Khoa
Khóa ECG