Giải Phẫu Chức Năng Khớp Thái Dương Hàm, Rối Loạn TMJ Phải Làm Sao?

Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy: “Có 50-75% dân số bị rối loạn khớp thái dương hàm tiềm ẩn và có ít nhất một dấu hiệu của rối loạn chức năng khớp, gần 33% có ít nhất một triệu chứng”. Những con số biết nói báo động một căn bệnh phổ biến tuy không quá nguy hiểm nhưng gây nên nhiều trở ngại cho hoạt động thường ngày của bệnh nhân.

Những sinh viên Y đang “đau đầu” khi học kiến thức trên hay đang muốn tìm hiểu chi tiết về loại bệnh này hãy cùng MedUC tìm hiểu Giải Phẫu Chức Năng Khớp Thái Dương Hàm cũng như phương pháp được sử dụng để chẩn đoán, chữa trị TMJ ngay qua bài viết sau!

TEST Trắc Nghiệm Giải Phẫu

Giải phẫu chức năng khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm (temporomandibular joint viết tắt là TMJ) hay khớp hàm. Đây là một khớp hoạt dịch giúp cơ thể có thể thực hiện các vận động khác nhau. TMJ sẽ đóng vai trò quan trọng đối với con người và hỗ trợ những vận động quyết định tới sự sống như thở, ăn và nói. Các đặc điểm của khớp thái dương hàm bao gồm:

- Là khớp cuối cùng bắt đầu phát triển, bắt đầu từ khoảng tuần thứ bảy trong tử cung

- Khớp động ở hai bên, tức là bên trái và bên phải phải hoạt động cùng nhau

- Các mặt khớp được bao phủ bởi sụn sợi chứ không phải sụn hyalin

- Là khớp duy nhất trong cơ thể con người có điểm tận đóng cứng. Đây là khớp làm răng chúng ta chạm nhau. 

Điều này chứng tỏ rằng; Khớp thái dương hàm đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể. Nếu như mắc phải bệnh rối loạn chức năng khớp thái dương hàm, bệnh nhân sẽ phải chịu sự đau đớn, khó chịu. Hơn thế, căn bệnh này cũng gây ra ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh. 

chức năng khớp thái dương hàm

Xương thái dương hàm

Xương thái dương sẽ có cấu tạo năm phần: phần trai, phần đá, lỗ tai trong, xương gò má và hố sọ giữa. 

Dây thần kinh mặt  có tác dụng điều khiển vận động các cơ mặt. Dây thần kinh tiền đình ốc tai giúp thăng bằng và thính giác. Hai loại dây này đều chạy dọc ống tai trong. Hõm khớp của xương thái dương hay còn gọi là hõm hàm nằm ở trước lỗ tai ngoài. Phần trước của hõm khớp có tên là củ khớp hoặc lỗi khớp. Khi xương hàm dưới hạ xuống, chỏm lồi cầu sẽ nằm dưới điểm mốc này. Phần sau của hõm khớp là củ sau ổ chảo có vị trí ở ngay trước lỗ tai ngoài.

Khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm là khớp hoạt dịch có cấu tạo rất phức tạp. Khớp có bản lề ở một mặt phẳng (khớp dạng bản lề, Ginglymoid Joint) và vận động trượt. 

Giải phẫu khớp thái dương hàm sẽ có các diện khớp sụn xơ và một đĩa khớp chia khớp thành 2 khoang. Các khoang trên và khoang dưới sẽ được lót bởi các màng hoạt dịch trên và dưới riêng biệt. Theo đó, khoang khớp dưới chứa khoảng 0,9 ml hoạt dịch và khoang khớp trên chứa chừng khoảng 1,2 ml hoạt dịch. Những chất này đóng vai trò bôi trơn các mặt khớp tạo sự trơn tru cho hoạt động của khớp. 

khớp thái dương hàm

Dây chằng khớp thái dương hàm

Ba dây chằng có chức năng nâng đỡ khớp thái dương hàm là:

- Các Dây Chằng Bên (Collateral Ligaments): Hay còn gọi là dây chằng đĩa (discal ligaments) gắn bờ trong và ngoài của đĩa khớp với lồi cầu. Dây chằng bên trong gắn mép trong của đĩa với cột trong của lồi cầu. Còn dây chằng bên ngoài sẽ gắn mép ngoài của đĩa với cột ngoài của lồi cầu. Những dây chằng này chia khớp từ trong ra ngoài thành các khoang khớp trên và dưới. Chúng cũng cho phép đĩa được xoay ra trước và ra sau trên diện khớp của lồi cầu, đảm bảo vận động bản lề của khớp thái dương hàm.

- Dây Chằng Bao Khớp: Toàn bộ khớp thái dương hàm được bao quanh bởi dây chằng bao khớp. Các sợi của dây chằng bao khớp được gắn ở trên với xương thái dương, dọc theo bờ của diện khớp (hõm hàm dưới) và gờ khớp. Ở phía dưới, các sợi của dây chằng bao khớp gắn với cổ lồi cầu. Dây chằng bao khớp kháng lại các lực trong, ngoài, hoặc dưới để tránh tách trật khớp. Dây chằng bao khớp bao quanh khớp, lưu giữ dịch khớp. Nó được phân bố thần kinh và cung cấp phản hồi cảm thụ bản thể về tư thế và vận động của khớp.

- Dây Chằng Thái Dương-Hàm (Temporomandibular Ligament): Dây chằng thái dương hàm là phần bên ngoài của bao khớp dày lên. Dây gồm có hai phần, một phần chéo bên ngoài và một phần nằm ngang bên trong. Phần chéo giúp chống lại độ sa xuống quá mức của lồi cầu. Phần ngang bên trong hạn chế vận động ra sau của lồi cầu và đĩa khớp. 

dây chằng khớp thái dương hàm

Các vận động của khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm sẽ có nhiều loại vận động khác nhau. Đó là nâng, hạ hàm, đưa hàm sang bên cả phải và trái, đưa hàm ra sau và ra trước ():

- Hạ xương hàm hay mở hàm liên quan đến 2 vận động: Phần đầu tiên là xoay ra trước của lồi cầu trên đĩa. Tiếp đến, phần thứ hai liên quan đến trượt của đĩa và lồi cầu ra phía trước và xuống phía dưới. Nâng hàm hay còn gọi là đóng hàm sẽ vận động ngược lại. Kiểu vận động này sẽ bao gồm trượt của đĩa và lồi cầu ra sau và lên trên, xoay của lồi cầu ra sau trên đĩa. 

- Đưa ra trước và ra sau sẽ xảy ra ở mặt phẳng ngang: Lồi cầu và đĩa hoạt động như một đơn vị lên hõm khớp của xương thái dương. Không có vận động xoay ở động tác này. 

- Vận động sang bên xảy ra ở mặt phẳng ngang: Một lồi cầu xoay trong hõm khớp trong khi lồi cầu bên kia trượt ra trước. Để đưa hàm sang bên trái, lồi cầu trái sẽ xoay và lỗi cầu phải trượt ra phía trước. Vận động xoay này sẽ xảy ra quanh một trục đứng dọc.

Rối loạn khớp thái dương hàm (TMD)

Rối loạn khớp thái dương hàm (TMD) là bệnh có thể gây đau ở vị trí khớp và một số nhóm khác. Từ đó gây ra việc hạn chế chức năng vận động của một số nhóm khớp. Các triệu chứng thường gặp; Chức năng kém ở vùng thái dương, khi mở miệng có thể có tiếng kêu hoặc thậm chí nặng sẽ không thể mở miệng được.

rối loạn TMD

Nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm

Nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm

Nguyên nhân thường gặp gây nên bệnh TMD có thể kể đến: Chấn thương ở hàm, khớp hoặc cơ vùng đầu cổ. Bên cạnh đó, còn có các nguyên nhân khác gây hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm bao gồm:

- Thói quen nghiến răng lâu dần tạo nhiều áp lực ở phần khớp

- Chuyển động bất thường giữa lồi cầu xương hàm và phần đĩa khớp thái dương

- Viêm khớp hoặc tổn thương ở phần sụn khớp

- Căng thẳng thần kinh kéo dài dẫn đến tình trạng căng cơ hàm mặt hoặc tạo nên thói quen nghiến răng

- Phần đĩa thái dương bị xói mòn hoặc di chuyển ra khỏi cấu trúc liên kết bình thường

Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều nguyên nhân khác không rõ gây nên loại bệnh này.

nguyên nhân gây rối loạn TMJ

Biện pháp không phẫu thuật điều trị khớp thái dương hàm

Trong một số trường hợp nhất định, bệnh khớp thái dương hàm có thể chữa trị khỏi mà không cần phẫu thuật:

- Các triệu chứng không quá nghiêm trọng và xảy ra không liên tục. Chẳng hạn, bệnh nhân có thể đau nhiều vào một ngày nào đó nhưng sau đó lại bình thường và triệu chứng biến mất. Với trường hợp này, điều cần làm là cho bệnh nhân nghỉ ngơi trong vài giờ hoặc vài ngày. Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm mềm, kết hợp đeo máng thư giãn cơ. Sau đó theo dõi thêm để nắm rõ tình hình trước khi đưa ra những quyết định chữa bệnh. 

- Bệnh nhân vẫn há hoặc ngậm miệng ở một mức độ nhất định mà không bị đau. Hoặc đau nhưng có thể ăn uống, nói chuyện, sinh hoạt như bình thường. Lúc này không nên can thiệp bằng phẫu thuật vội. Thay vào đó, có thể sử dụng thuốc, máng nhai, tập vận động hàm, thay đổi lối sống để bệnh tình giảm đi. Tuy nhiên, cần có sự theo dõi sát sao để nắm được sự biến chuyển của bệnh. 

Những trường hợp không cần phẫu thuật phải có sự chuẩn đoán và đánh giá bởi các bác sĩ chuyên sâu TMD. Thông qua kiểm tra kỹ lưỡng, tiền sử triệu chứng, biểu hiện lâm sàng qua phim XQ mới có thể biết được chính xác tình trạng của bệnh nhân. Tuy vậy, nhìn chung nếu nếu bệnh nhân chỉ gặp phải những tình trạng kể trên thì bệnh chưa quá nghiêm trọng. Phẫu thuật luôn là lựa chọn cuối cùng nếu những biện pháp kể trên không đem lại kết quả.

điều trị TMJ không phẫu thuật

Biện pháp phẫu thuật điều trị khớp thái dương hàm phẫu thuật

Bệnh nhân trước khi tiến hành điều trị theo phương thức phẫu thuật nên được bác sĩ chuyên gia tư vấn kỹ càng. Các loại giải phẫu khớp thái dương hàm để điều trị hiện có bao gồm:

- Phẫu thuật nội soi khớp TDH: Thủ thuật xâm lấn tối thiểu. Bệnh nhân thường sẽ được xuất viện ngay trong ngày. Bác sĩ sẽ thực hiện một đường cắt nhỏ như chỉnh sửa các đĩa nội khớp hoặc loại bỏ gai xương.

- Chọc rửa khớp: Tiếp tục là thủ thuật xâm lấn tối thiểu. Bác sĩ cho một kim nhỏ vào vị trí khớp, sau đó rửa khớp bằng một dung dịch vô trùng. Quá trình này giúp làm sạch khớp và loại bỏ được các tác nhân gây viêm.

- Phẫu thuật cắt lồi cầu cải cách: Dạng thủ thuật làm rộng không gian trong khớp để ngăn ngừa tình trạng khóa hàm.

- Phẫu thuật khớp hở (Mở khớp hoặc thay khớp): Vẫn là dạng thủ thuật xâm lấn. Bác sĩ phẫu thuật chỉnh sửa lại khớp hoặc đĩa nội khớp và bệnh nhân sẽ được gây mê tổng quát. 

- Thay khớp: Bác sĩ thay thế một số bộ phận hoặc toàn bộ khớp TDH bằng các dụng cụ nhân tạo để cải thiện được chức năng của khớp. Tương tự, bệnh nhân cũng sẽ được gây mê tổng quát và qua đêm tại bệnh viện.

điều trị TMJ có phẫu thuật

Hướng dẫn chụp x-quang khớp thái dương hàm

1.  Đại cương

Khảo sát hình thái khớp thái dương – hàm và đánh giá được chức năng khớp thông qua biên độ di chuyển của chỏm khớp so với hõm khớp trong quá trình hoạt động há, ngậm miệng.

2. Chỉ định và chống chỉ định chụp x-quang khớp thái dương hàm

2.1. Chỉ định

  • Trật khớp thái dương hàm

  • Đánh giá sự vận động của khớp thái dương hàm

2.2. Chống chỉ định

  • Không có chống chỉ định tuyệt đối

  • Chống chỉ định tương đối: Phụ nữ có thai

3. Chuẩn bị

3.1. Người thực hiện

  • Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

  • Kỹ thuật viên Chẩn đoán hình ảnh

3.2. Dụng cụ

  • Máy X-quang kỹ thuật số chuyên dụng

  • Tấm cảm biến kỹ thuật số

  • Áo chì, cổ chì, kính chì

3.3. Người bệnh

  • Kiểm tra thông tin người bệnh 

  • Kiểm tra tình trạng khác của người bệnh như có mang thai không? Nếu có, hướng dẫn người bệnh đi làm test kiểm tra hoặc siêu âm để có kết quả chắc chắn

  • Tháo bỏ khuyên tai, vòng cổ, kẹp tóc, kính, búi tóc và những phụ kiện khác nếu có

  • Giải thích rõ quy trình chụp cho bệnh nhân

3.4. Kỹ thuật

  • Tư thế bệnh nhân

    • Đặt bệnh nhân nằm sấp trên bàn chụp. Bình diện giữa thân mình nằm sao cho đúng ngay đường giữa của bàn

    • Đặt cánh tay bên cần chụp xuôi xuống theo thân mình. Cánh tay ở đối diện gập lại với bàn tay úp xuống trước mặt bệnh nhân

    • Đặt đầu bệnh nhân trên bàn chụp ở đúng tư thế nghiêng. Sau đó, điều chỉnh sao cho bình diện giữa của đầu song song với mặt phim và đường liên đồng tử thẳng góc mặt phim

    • Điều chỉnh cassette sao cho nhĩ cầu bên cần chụp nằm ở ngay trung tâm phim

  • Tia trung tâm: Chếch bóng về phía chân một góc 25-30 độ, chiếu tia trung tâm vào điểm trên lỗ tai ngoài bên đối diện 7cm, tia trung tâm xuyên qua nhĩ cầu phía gần phim đến trung tâm phim

  • Thông số kỹ thuật:

  • 70KV, 16 mAs

  • Khoảng cách 60-80cm

  • Có lưới chống mờ

  • Khu trú chùm tia

  • Chú ý:

  • Chụp hai phim khớp thái dương – hàm ở tư thế nghiêng, (Phim ngậm miệng và phim há miệng)

  • Cần chụp cả hai bên để so sánh

  • Đánh dấu M hoặc D và R hoặc L ở góc phim

  • Đánh giá hình ảnh:

    • Phim chụp phải lấy được rõ nét hình ảnh khớp thái dương hàm hai bên bao gồm chỏm lồi cầu xương hàm dưới, khe khớp, hố khớp thái dương

    • Đánh giá được tương quan giữa chỏm khớp và ổ khớp khi há và ngậm miệng còn trong biên độ bình thường hay không.

4. Chuyển ảnh lên hệ thống PACS

 Lựa chọn các ảnh đạt tiêu chuẩn và chuyển toàn bộ lên hệ thống.

5. In phim

 In 4 hình trên 1 phim kích thước 25 x 30 cm

6. Vệ sinh

Vệ sinh phòng chụp, máy chụp và các dụng cụ

7. Ghi hồ sơ bệnh án

 Ghi nhận đã thực hiện trên phiếu chụp

8. Tai biến và xử trí

  • Không có tai biến kỹ thuật. Một số sai sót có thể phải thực hiện lại kỹ thuật như bệnh nhân không giữ bất động trong quá trình chụp phim, không bộc lộ rõ hình ảnh cần thiết.

Những câu hỏi thường gặp về giải phẫu khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm là khớp gì?

Khớp thái dương hàm là khớp hoạt dịch có cấu tạo phức tạp. Khớp có vận động bản lề ở một mặt phẳng (khớp dạng bản lề, Ginglymoid Joint) và vận động trượt (một khớp trượt). Do đó TMJ là một khớp trượt, gọi là bản lề (gingly mo arthrodial joint).

Khớp thái dương hàm có phải là khớp bán động?

Khớp thái dương hàm không phải là khớp bán động. Khớp thái dương hàm là một trong những khớp linh hoạt nhất trong cơ thể. Khớp có tác dụng giúp cơ thể có vận động bản lề và trượt. Trong khi đó, một khớp bán động (amphiarthrosis) là loại khớp có độ di động hạn chế hoặc ít linh hoạt hơn so với khớp di động hoàn toàn.

Kết luận

Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp những kiến thức liên quan cũng như phân tích vô cùng chi tiết về giải phẫu khớp thái dương hàm. Mong rằng thông tin được chia sẻ giúp sinh viên Y đang đau đầu về mảng kiến thức trên của môn Giải Phẫu có thể hiểu hơn về cấu tạo, nguyên nhân cũng như những biện pháp phổ biến để chữa khỏi rối loạn khớp thái dương hàm. Để học thêm những kiến thức thú vị về giải phẫu nói riêng và Y khoa nói chung, đăng ký khóa học Giải Phẫu của MedUC ngay tại: 

 

Fanpage: m.me/TrungtamdaotaoykhoamedUC.vn/ 

Số điện thoại: 0339308997

Mail: Meduc.vn@gmail.com

YouTube: Trung Tâm Đào Tạo Y Khoa Meduc.vn

Website: Meduc.vn

ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL
Đăng ký để nhận những kiến thức về y khoa được gửi qua email từ MedUC (Hoàn toàn miễn phí)
Gửi Yêu Cầu
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Khớp thái dương hàm là khớp hoạt dịch có cấu tạo phức tạp. Khớp có vận động bản lề ở một mặt phẳng (khớp dạng bản lề, Ginglymoid Joint) và vận động trượt (một khớp trượt). Do đó TMJ là một khớp trượt, gọi là bản lề (gingly mo arthrodial joint).

"Tất cả tài liệu được up lên tại Meduc.vn, với mục tiêu giúp bạn có thể học mọi lúc mọi nơi, mọi nơi và hoàn toàn miễn phí. Nếu có vấn đề liên quan tới bản quyền xin phép liên hệ tới mail: Meduc.vn@gmail.com để được hỗ trợ. Chân thành cám ơn"
Notice (8): Undefined index: image_avatar [/home/kbbcutgf/public_html/tmp/cache/views/fbd3260556164def73f4e4e72b6c21bfc44b2db3_0.file.view_tacgia.tpl.php, line 36]
Notice (8): Undefined index: ArticlesContent [/home/kbbcutgf/public_html/tmp/cache/views/fbd3260556164def73f4e4e72b6c21bfc44b2db3_0.file.view_tacgia.tpl.php, line 36]
Notice (8): Trying to access array offset on value of type null [/home/kbbcutgf/public_html/tmp/cache/views/fbd3260556164def73f4e4e72b6c21bfc44b2db3_0.file.view_tacgia.tpl.php, line 36]
Tác giả

Bài viết liên quan

Giải Phẫu
Sinh Lý
Tiếng anh y khoa
Hóa Sinh
Nội Khoa
Ngoại khoa
sản khoa
Nhi Khoa
Khóa ECG