Giải Phẫu Xương Gò Má: Gãy Xương Gò Má Có Cần Phẫu Thuật Không?

Xương gò má có cấu tạo rất dày và khỏe. Cấu trúc của xương cũng rất phức tạp bởi đây vừa là chỗ bám của cơ mặt lại vừa góp phần tạo nên sàn và thành ngoài ổ mắt. Hình dạng của khuôn mặt do một phần đáng kể của xương gò má tạo thành. Do đó, bất cứ sự thay đổi nào của xương gò má, dù là nhỏ nhất cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến mặt. Để hiểu rõ về phần xương quan trọng này, cùng MedUC khám phá ngay giải phẫu xương gò má đầy đủ nhất cũng như chi tiết về bệnh gãy xương gò má qua bài viết sau!

Xem thêm: Giải Phẫu Dây Thần Kinh Số 5: Bệnh Đau Dây Thần Kinh V Do Đâu?

Giải phẫu tổng quan cấu trúc xương gò má

Xương gò má là phần xương làm cho gò má nổi lên thành gò từ đó tạo nên một phần của ngoài thành và sàn ổ mắt. Khi giải phẫu, xương gò má chia thành các phần riêng biệt, bao gồm:

a. Mặt

+ Mặt trong: hay có thể gọi là mặt ổ mắt. Đây là phần trước của thành bên ngoài mắt.

+ Mặt sau lõm: hay còn gọi là mặt thái dương, phần này có liên quan đến hố tiếp và hố thái dương.

+ Mặt ngoài lồi: hay còn gọi là mặt gò má, có vài ba cơ bám da mặt dính vào phần này.

b. Bờ

+ Bờ trước và trên: đây là một phần trong vành ổ mắt.

+ Bờ trước và dưới: tiếp khớp với xương hàm trên.

+ Bờ sau và trên: có vị trí ở phía trước và dưới hố thái dương, cấu tạo gồm hai mảnh là mảnh ngang và mảnh thẳng, có móm viền.

+ Bờ sau và dưới: có cấu trúc liên tiếp với móm tiếp của xương thái dương.

c. Góc xương gò má

+ Góc trên: mỏm trán bướm, có vị trí tiếp khớp với mỏm ổ mắt ngoài ở xương trán.

+ Góc trước và góc dưới: tiếp khớp bờ trước và dưới xương hàm trên.

+ Góc sau: mỏm tiếp và tiếp khớp với mỏm tiếp của xương thái dương.

d. Phần hình thể trong

Ở trong xương có một gò má hình chữ nhân với ba lỗ khác nhau để cho dây thần kinh  thái dương gò má đi qua. Lỗ vào sẽ ở trong ổ mắt, trên mảnh ngang của xương và cạnh bờ trước với bờ trên.  

Xem thêm: Đặc Điểm Giải Phẫu Động Mạch Vành Và Tổng Quan Bệnh Động Mạch Vành

cấu trúc xương gò má

Chẩn đoán, điều trị khi gãy xương gò má

Nguyên nhân dẫn tới gãy xương gò má

Gãy xương gò má có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi phần xương này bị va hoặc đập mạnh vào những vật cứng thì sẽ xảy ra tình trạng gãy và tổn thương. Những tình huống như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, té ngã hoặc va đập vào vật gì đó bất ngờ thường dẫn đến gãy xương gò má. Xương gò má khi phải chịu một lực mạnh tác động sẽ dẫn đến gãy. 

Phân loại gãy xương gò má

Để phân loại gãy xương gò má thì sẽ gồm nhiều cách. Tuy nhiên, phổ biến nhất thì sẽ chia thành 6 loại khác nhau:

  • Loại 1: xuất hiện sự sai lệch khi gãy xương gò má nhưng triệu chứng không đáng kể

  • Loại 2: gãy cung Zygoma

  • Loại 3: gãy xương và có di lệch vào trong hoặc lún xuống dưới nhưng không có sự xoay trục

  • Loại 4: gãy xương có di lệch xoay vào trong

  • Loại 5: gãy xương có di lệch xoay ra phía bên ngoài

  • Loại 6: gãy xương gò má có nhiều triệu chứng phức tạp với số lượng gãy từ 3 mảnh trở lên

Xem thêm: Giải Phẫu Xương Bàn Chân: Giải Phẫu Chức Năng, Cấu Tạo Và Cấu Trúc

gãy xương gò má

Chẩn đoán gãy xương gò má

Để chẩn đoán chính xác gãy xương gò má, có thể dựa vào một số triệu chứng lâm sàng như:

  • Xương gò má bị mất độ vồng và góc mắt ngoài có sự di lệch. Bệnh nhân lúc này sẽ có cảm giác như bị sa mí mắt.

  • Bệnh nhân xuất hiện hiện tượng chảy máu mũi và tràn khí trong ổ mắt nếu như có tình trạng vỡ xoang hàm.

  • Cung zygoma (vùng khớp thái dương đến gò má) đau nhói, bị mất liên tục hoặc gập góc.

  • Bệnh nhân bị hạn chế đáng kể khi há miệng bởi vùng mỏm vẹt xương hàm dưới bị vướng vào khu vực xương gò má gãy.

  • Bệnh nhân há miệng bị lệch về bên gãy xương nếu như không có vấn đề rối loạn khớp cắn

  • Bệnh nhân có thể bị chảy máu dưới kết mạc hoặc có thể bị lồi mắt...

  • Một số dấu hiệu khác có thể kể đến như gặp vấn đề về khớp, cảm giác khác thường tại xương gò má và khu vực lân cận

Ngoài ra, cũng có thể chẩn đoán chấn thương xương gò má bằng các kiểm tra – xét nghiệm chuyên khoa để biết chính xác tình hình bệnh. Các bác sĩ có thể kiểm tra soi đáy mắt, kiểm tra Lancaster để đánh giá vận động của nhãn cầu và đưa ra kết luận cuối cùng. Ngoài ra, các kĩ thuật hình ảnh như X-Quang hay Scanner mặt cắt ngang hoặc đứng cũng có thể giúp đưa đến kết luận về chấn thương gò má chính xác nhất. 

 

chẩn đoán gãy xương gò má

Gãy xương gò má có cần phẫu thuật không?

Trong trường hợp gãy xương gò má di lệch nhiều, việc phẫu thuật là biện pháp cần thiết. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch da và niêm mạc để quan sát vùng xương gò má bị gãy. Tiếp đó là nâng chỉnh để những mảnh xương gò má bị gãy về đúng vị trí ban đầu. Cuối cùng, nẹp vít nhỏ hoặc chỉ thép phẫu thuật sẽ được sử dụng để cố định lại phần xương đã bị gãy. 

Nếu bệnh nhân gặp tình huống sai khớp cắn do sự di lệch xương, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật chỉnh đóng khớp cắn. Nếu không thể chỉnh được, lúc này bệnh nhân cần đến biện pháp kết hợp với nắn chỉnh cố định bằng cung móc. Ngoài ra, có một số phương pháp điều trị khác như: thuốc chống viêm, kháng sinh toàn thân và thuốc giảm đau. 

Ước tính chi phí phẫu thuật dao động trong khoảng từ 20 – 70 triệu đồng, tùy theo mức độ gãy xương, tình trạng bệnh nhân cũng như đơn vị thực hiện. Đặc biệt lưu ý, sau phẫu thuật bệnh nhân có thể gặp phải một số di chứng như: Phù nề, nhiễm trùng, loét miệng, vấn đề nhãn cầu. Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân gãy xương gò má nếu có gặp những dấu hiện trên thì cần đến thăm khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất.

Xem thêm: Giải Phẫu Chức Năng Khớp Thái Dương Hàm, Rối Loạn TMJ Phải Làm Sao?

phẫu thuật gãy xương gò má

Phương pháp chăm sóc người bệnh gãy xương gò má

Cách chăm sóc người bệnh gãy xương gò má cũng ảnh hưởng nhiều đến tình trạng và tốc độ hồi phục. Vì thế cần hết sức lưu ý những điều sau:

  • Tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật, cho bệnh nhân ăn các loại thức ăn mềm hoặc đã được xay nhuyễn để tránh việc phần xương bị tổn thương phải hoạt động nhiều. Chế độ ăn hàng ngày cần đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như: Canxi, vitamin D, vitamin B12, B6, photpho, kẽm, magie. Người nhà nên ưu tiên các nguồn bổ sung chất dinh dưỡng qua thức ăn và các viên uống dinh dưỡng. 

  • Điều quan trọng cần lưu ý là phải theo dõi sát sao tình trạng của bệnh nhân sau khi nắn chỉnh hoặc phẫu thuật. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì cần lập tức thông tin cho bác sĩ biết để có những biện pháp chữa trị phù hợp. Bệnh gãy xương gò má sẽ để lại nhiều di chứng ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống bệnh nhân nếu không được theo dõi sát sao và điều trị kịp thời. 

  • Người nhà cần tuân thủ theo mọi chỉ dẫn của bác sĩ từ cách chăm sóc, lưu ý, chế độ dinh dưỡng. Sau một thời gian nhất định đã được dặn trước, bệnh nhân cần được tái khám để theo dõi sát sao quá trình phục hồi xương cũng như kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.

  • Tránh tối đa hoạt động mạnh, làm việc nặng, va đập trong suốt thời gian điều trị đến khi lành hẳn. 

chăm sóc gãy xương gò má

Kết luận

Gãy xương gò má là một chấn thương răng hàm mặt thường gặp và đây cũng là một nội dung quan trọng trong bộ môn Giải phẫu mà sinh viên Y phải học. MedUc mong rằng bài viết trên đã đem đến cho bạn cái nhìn chi tiết nhất về giải phẫu xương gò má cũng như nguyên nhân và một số biện pháp để chữa trị căn bệnh này. 

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức Giải phẫu hữu ích cũng như đạt kết quả cao môn học này, đừng chần chừ liên hệ ngay với MedUC để đăng ký khóa học Giải phẫu có các bác sĩ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm đứng lớp nhé! Thông tin chi tiết: 

 

ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL
Đăng ký để nhận những kiến thức về y khoa được gửi qua email từ MedUC (Hoàn toàn miễn phí)
Gửi Yêu Cầu
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Thời gian phục hồi sau khi gãy xương gò má phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ gãy xương, cách chăm sóc, cơ địa mỗi người. Vì thế, không có thời gian phục hồi cụ thể. Tuy nhiên, trung bình với trường hợp chấn thương nhẹ thì xương có thể liền lại sau khoảng 3 tuần. Nếu như nặng hơn, cần ít nhất là 6 tuần để xương hoàn toàn trở lại bình thường. Tất nhiên là trong trường hợp bệnh nhân được chăm sóc và điều trị đúng cách. 

Gãy xương gò má là một trong những chấn thương có mức độ nguy hiểm và phức tạp nhất vùng hàm mặt. Không chỉ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của toàn bộ gương mặt mà chấn thương này còn khiến người bệnh đau nhứ, khó chịu và có thể có nhiều di chứng về lâu dài. Kể cả khi chữa khỏi bệnh, việc gãy xương sẽ tác động nhiều đến chức năng của vùng hàm mặt cũng như những bộ phận khác liên quan là mắt, mũi, tai,…Một vài biến chứng có thể kể đến như song thị (nhìn một thành hai), lõm mắt, viêm xoang hàm tái diễn, lạc chỗ mi mắt ngoài, mất cảm giác vùng dây thần kinh ở dưới ổ mắt.

Bệnh nhân không nên ăn các thức ăn dẻo, cứng, khó nhai. Bên cạnh đó, nếu thực phẩm có quá nhiều muối, đường, dầu mỡ cũng đều không tốt. Kênh thuốc lá, cà phê, trà đặc và các chất kích thích khác. Không ăn đồ quá nóng hoặc là quá lạnh bởi vết phẫu thuật sẽ lâu liền và dễ chảy máu. Trong 1 tháng đầu sau phẫu thuật, bệnh nhân chỉ nên ăn những loại thức ăn lỏng, mềm, dễ nhai nuốt nhất để tình trạng bệnh được cải thiện nhanh nhất.

"Tất cả tài liệu được up lên tại Meduc.vn, với mục tiêu giúp bạn có thể học mọi lúc mọi nơi, mọi nơi và hoàn toàn miễn phí. Nếu có vấn đề liên quan tới bản quyền xin phép liên hệ tới mail: Meduc.vn@gmail.com để được hỗ trợ. Chân thành cám ơn"