Đặc Điểm Giải Phẫu Đốt Sống Cổ: Cấu Tạo, Chức Năng Và Bệnh Lý

Cột sống bao gồm nhiều đốt xương nối liền nhau theo chiều uốn cong nhẹ với điểm khởi đầu là xương chẩm và điểm kết thúc là xương cụt. Trong đó, cột sống cổ có 7 đốt sống đầu tiên ghép lại với nhau tạo thành đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người. Đây là phần kiến thức mà sinh viên Y khoa nào cũng cần biết đến và nắm rõ. Cùng MedUC khám phá ngay qua bài viết sau về những nội dung quan trọng trong giải phẫu đốt sống cổ nhé!

MUA Sách Atlas Giải Phẫu Người

Đặc điểm cấu tạo 7 đốt sống cổ

Về đặc điểm chung, 7 đốt sống cổ của con người có thân dẹt, bề ngang phía trước dày hơn phía sau tạo nên cột sống cổ. Cấu tạo của cột sống cổ sẽ bao gồm 2 phần:

  • Cột sống cổ cao có 2 đốt sống cổ đầu tiên là đốt số 1 (Đốt đội) và đốt số 2 (Đốt trục) với đặc điểm chung là có nhiều trục quay. Tuy nhiên, cấu tạo của 2 đốt sống có sự khác biệt nhất định so với những đốt sống còn lại.

  • Cột sống cổ thấp có 5 đốt sống còn lại với thân đốt sống phía trước và cung đốt sống ở phía sau.

7 đốt sống cổ có một số đặc điểm như sau: Đầu tiên, cuống tách ra từ phần sau của mặt bên thân đốt sống cổ và khuyết sống trên-dưới đều có độ sâu ngang bằng nhau. Các đốt mảnh, hình vuông, chiều rộng lớn hơn chiều cao, đỉnh của mỏm gai tách làm hai củ. Mỏm ngang thì dính vào thân và cuống qua 2 rễ giới hạn và có một lỗ được gọi là lỗ ngang để cho mạch đốt sống chui ngang qua. Đỉnh của mỏm ngang tách ra thành củ trước đốt sống cổ và củ sau đốt sống cổ còn mặt trên của mỏm ngang có rãnh thần kinh gai sống. Bên cạnh mỏm ngang, có một bộ phận gọi là mỏm khớp có diện khớp phẳng nằm ngang. Trong đó, diện trên nhìn lên trên và ra sau còn diện dưới nhìn xuống dưới và ra trước. Lỗ của đốt sống cổ có hình tam giác và rộng hơn ở các lỗ đốt sống ngực hay thắt lưng để thực hiện chức năng chứa đoạn phình cổ của tủy gai và thích ứng với biên độ di động lớn của đoạn sống cổ. Đặc biệt, nếu hỏi về đặc trưng quan trọng nhất để xác định một đốt sống cổ thì đó chính là lỗ ngang.

Xem thêm: Giải Phẫu Đầu Gối: Cấu Tạo Và Chức Năng Khớp Gối

đặc điểm đốt sống cổ

Giải phẫu đặc điểm 7 đốt sống cổ

Đốt sống cổ 1 (Đốt sống đội)

Đốt này không có thân sống nên hình dạng giống như một cái vòng với hai khối bên có hố khớp trên để khớp với đốt sống cổ 2. Nhờ vào cung trước ở phía trước và cung sau ở phía sau, hai khối bên sẽ được nối nhau. Phía trước cung sẽ lồi ra một khoảng ở thành củ trước và phía sau lại lõm vào để tạo thành hố răng giúp đốt sống cổ 1 khớp với răng của đốt cổ 2. Ở phía sau của đốt sống này lồi ra và tạo thành củ sau, phía trên sát với khối bên  sẽ có rãnh động mạch đốt sống.

Đốt sống cổ 2 (còn được gọi là đốt sống trục)

Đốt sống cổ 2 là đốt dày và khỏe nhất trong các đốt sống cổ. Đốt có một mỏm mọc lên trên thân được gọi là “răng”. Mỏm răng có hình tháp và cao 1,5cm được coi như thân của đốt đội dính vào đốt trục để làm trục cho đốt đội quay. Ở phía trước răng, đốt sống cổ 2 có diện khớp trước để khớp với hố răng của đốt đội (đốt sống số 1) và có một diện khớp sau để khớp với dây chằng ngang của đốt đội.

Xem thêm: Giải Phẫu Tuyến Tiền Liệt: Cấu Tạo, Vai Trò, Chức Năng Và Bệnh Lý

đốt sống trục

Đốt sống cổ 4

Đốt sống này có đặc điểm là mỏm ngang lồi to ra thành củ cảnh. Củ này nếu như to quá có thể chèn vào động mạch cảnh chung. Đây cũng là mốc gặp gỡ của động mạch cảnh chung với động mạch giáp dưới và động mạch đốt sống.

Đốt sống cổ 7

Đốt sống cổ số 7 có đặc điểm là mỏm gai không chẻ đôi và dài hẳn ra, khi sờ vào sẽ có thể nhận biết được dưới da nên còn có thể được gọi là đốt sống lồi. Lỗ ngang của đốt này rất nhỏ, có khi không có. Đốt sống cổ 7 nằm ở ranh giới giữa đoạn sống cổ và đoạn sống ngực nên có nhiều đặc điểm chuyển tiếp giữa đốt sống cổ và đốt sống ngực.

Xem thêm: Giải Phẫu Xương Đầu Mặt Cổ: Xương Sọ Não, Xương Sọ Mặt

đốt sống cổ 7

Chức năng của đốt sống cổ

Như đã đề cập ở trên, đốt sống cổ đóng vai trò quan trọng với sự sống của con người. Cụ thể như sau: 

Đốt sống cổ bảo vệ tủy sống

Tủy sống là bó dây thần kinh kéo dài từ não chạy qua cột sống cổ và cột sống ngực (lưng trên và giữa) và cuối cùng kết thúc ở cột sống thắt lưng (lưng dưới). Mỗi một đốt sống sẽ có lỗ lớn (lỗ đốt sống) để tủy sống đi qua. Cùng với nhau, những đốt sống giữ cho tủy được che chắn và tạo nên ống sống. Bộ phận này thực hiện nhiệm vụ dẫn truyền các tín hiệu từ não bộ xuống thân dưới và ngược lại, vì vậy bất cứ chấn thương nào cũng có thể ảnh hưởng chức năng hô hấp, chức năng vận động gây liệt chi trên và chi dưới, ảnh hưởng đến hệ tim mạch thậm chí dẫn đến tử vong. 

Hỗ trợ nâng đỡ vùng đầu và giúp chuyển động

Đầu có cân nặng từ 4,5 – 6kg và cột sống cổ đảm nhận nhiệm vụ nâng đỡ. Đốt sống 1 và 3 đóng vai trò nối phần đầu mặt với thân. Ngoài ra, cột sống giúp cổ và đầu có phạm vi chuyển động và linh hoạt. 

Giúp cho máu lưu thông lên não

Các lỗ liên hợp trong cột sống tạo thành lối đi cho các động mạch đưa máu lên não đồng thời bảo vệ mạch máu và hệ thần kinh. Nếu đốt sống cổ bị tổn thương, các dây thần kinh bị chèn ép có thể dẫn đến hiện tượng:

  • Thiếu máu lên não và đến các chi gây đau, tê vùng cổ vai gáy

  • Có thể lan xuống cánh tay, bàn tay tại khu vực tổn thương

Hỗ trợ cho mạch đốt sống

Mạch đốt sống có diện tích lớn, đóng vai trò cung cấp máu cho hầu hết những phần não ở thùy sau. Hệ thống mạch này sẽ đi qua các lỗ mỏm ngang đốt sống. Vì vậy, nếu cột sống gặp chấn thương khiến mạch bị chèn ép sẽ gây ra thiếu máu não nghiêm trọng, dẫn đến thiếu oxy và thậm chí có nguy cơ tử vong.

mạch đốt sống cổ

Bệnh lý thường gặp ở đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh xảy ra khi có tổn thương ở đốt sống, đầu sụn, đĩa đệm và tổ chức bao hoạt dịch cùng hệ thống dây chằng vùng cổ. Đặc trưng của bệnh gồm các triệu chứng như:

  • Cơn đau từ tai, cổ, vai gáy kéo dài sau đó thường lan lên đầu, nhức vùng chẩm, trán, thậm chí cánh tay

  • Đau mỗi khi chuyển động

  • Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ra chèn ép lên dây thần kinh

  • Bệnh thường gặp ở các đốt C5, C6, C7

Thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ xảy ra khi nhân nhầy bên trong đĩa đệm bị lệch ra ngoài. Khối nhân nhầy này tác động trực tiếp đến dây thần kinh và cấu trúc xương khớp ở xung quanh. Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ sẽ tiến triển qua từng giai đoạn: Ban đầu, bệnh nhân thường xuất hiện đau mỏi cổ, đặc biệt vào buổi sáng. Dần dần, cơn đau xuất hiện không đều, tăng mạnh mỗi khi bệnh nhân cử động, xoay, cúi, gập. Ở giai đoạn phát bệnh, sự mệt mỏi kéo đến, cơn đau tăng mạnh từ cổ vai gáy rồi lan xuống cánh tay xảy ra kể cả lúc người bệnh ngủ nghỉ. Những vấn đề khác như đau nửa đầu, hoa mắt chóng mặt, khó cầm nắm cúi gập đồng thời xảy đến. Thoát vị đĩa đệm cổ thường xảy ra tại các cặp đốt sống có đĩa đệm như: C3-C4, C4-C5, C5-C6, C6-C7. 

thoát vị đĩa đệm cột sống

Gai đốt sống cổ

Khi các đốt sống cổ bị thoái hóa, những mỏm gai xương mọc quanh đĩa đệm rất dễ hình thành. Cổ bị thoát vị hoặc thoái hóa là do phản ứng của cơ thể tăng tiết canxi, tăng diện tích tiếp xúc giữa thân đốt sống. Khi mắc bệnh gai đốt sống cổ, những triệu chứng thường gặp có thể kể đến như: Cổ đau ê ẩm và liên tục, đau vùng vai gáy nhức mỏi bả vai, tê và ngứa ran vùng da quanh cánh tay, ngón tay. Vận động cổ trở nên khó khăn và có thể co cứng cổ khi người bệnh ngủ dậy. Lâu dần, bệnh có thể gây ra đau nửa đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ. Gai đốt sống cổ thường gặp ở vị trí đốt sống C5-C6

Hẹp ống sống

Hẹp ống sống xảy ra khi ống sống quá nhỏ so với tủy sống và các rễ thần kinh. Căn bệnh này có thể gây tổn thương cho tủy sống hoặc chèn ép thần kinh dẫn đến các triệu chứng như:

  • Đau cổ, đau một hoặc hai cánh tay, đau thần kinh tọa

  • Người bệnh có cảm giác như điện truyền xuống lưng mỗi khi di chuyển đầu

  • Tê cánh tay, bàn tay khi đang ngủ

  • Nếu nặng hơn có thể gây ra yếu cơ, bàn tay và cánh tay mất khả năng phối hợp thậm chí rối loạn chức năng ruột và bàng quang

hẹp ống sống

Phương pháp hạn chế bệnh lý đốt sống cổ

Để hạn chế tối đa khả năng mắc phải các bệnh lý đốt sống cổ, việc luyện tập thường xuyên cũng như có các biện pháp khoa học là vô cùng cần thiết. Theo đó, nếu thực hiện đều đặn và đúng đắn các hoạt động sau, những vấn đề về đốt sống cổ có thể được phòng tránh:

  • Thực hiện xoa bóp và chăm sóc vùng cổ thường xuyên. Không nên quá gắng sức trong công việc và lao động thường ngày. Cần chú ý để thay đổi tư thế, không ngồi ì một chỗ trong thời gian quá dài và kết hợp cùng một chế độ ăn uống khoa học.

  • Ghế ngồi phải có độ cao phù hợp so với bàn làm việc và với chiều cao của người sử dụng. Lúc làm việc nên giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc hay máy tính. Khi ngồi gần bàn làm việc nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay song song với mặt sàn. Luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng.

  • Khi ngủ hãy thường xuyên thay đổi tư thế, tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo đốt sống cổ. Đặc biệt, không nên nằm sấp vì tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ và cũng không nên nằm gối đầu quá cao.

  • Tuyệt đối không được "vặn", "ấn cổ" khi đó không phải là những chuyên gia có kiến thức thực hiện.

bảo vệ đốt sống cổ

Kết luận

Trên đây là những nội dung cơ bản nhất về giải phẫu đốt sống cổ mà sinh viên Y nào cũng cần nắm được để học và làm nghề tốt hơn. Mong rằng bài viết của MedUC sẽ giúp ích phần nào cho việc chinh phục môn học giải phẫu của bạn. Để không choáng ngợp giữa quá nhiều kiến thức khó, hãy tìm cho mình một người thầy giỏi và những người bạn đồng hành chất lượng. Khóa học Giải phẫu của MedUC chính là lựa chọn rất nên tham khảo đối với những sinh viên Y đang gặp khó khăn trong quá trình học Giải phẫu. Liên hệ ngay để được tư vấn và đạt kết quả cao môn học này trong các kỳ thi sắp tới bạn nhé! Thông tin chi tiết: 

 

ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL
Đăng ký để nhận những kiến thức về y khoa được gửi qua email từ MedUC (Hoàn toàn miễn phí)
Gửi Yêu Cầu
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
"Tất cả tài liệu được up lên tại Meduc.vn, với mục tiêu giúp bạn có thể học mọi lúc mọi nơi, mọi nơi và hoàn toàn miễn phí. Nếu có vấn đề liên quan tới bản quyền xin phép liên hệ tới mail: Meduc.vn@gmail.com để được hỗ trợ. Chân thành cám ơn"
Notice (8): Undefined index: image_avatar [/home/kbbcutgf/public_html/tmp/cache/views/fbd3260556164def73f4e4e72b6c21bfc44b2db3_0.file.view_tacgia.tpl.php, line 36]
Notice (8): Undefined index: ArticlesContent [/home/kbbcutgf/public_html/tmp/cache/views/fbd3260556164def73f4e4e72b6c21bfc44b2db3_0.file.view_tacgia.tpl.php, line 36]
Notice (8): Trying to access array offset on value of type null [/home/kbbcutgf/public_html/tmp/cache/views/fbd3260556164def73f4e4e72b6c21bfc44b2db3_0.file.view_tacgia.tpl.php, line 36]
Tác giả

Bài viết liên quan

Banner 1
Banner 2