Giải Phẫu Đầu Gối: Cấu Tạo Và Chức Năng Khớp Gối

Khớp gối đóng vai trò như một khớp bản lề giúp các hoạt động thường ngày của chúng ta được diễn ra bình thường. Trong bộ môn Giải phẫu, phần nội dung về khớp gối khiến nhiều sinh viên đau đầu vì dài và rất khó ghi nhớ. Thấu hiểu “nỗi khổ” đó, MedUC đã tổng hợp các nội dung chọn lọc về Giải phẫu đầu gối chi tiết và đầy đủ nhất cho sinh viên Y, khám phá ngay qua bài viết sau!

TÀI LIỆU GIẢI PHẪU MIỄN PHÍ

Tìm hiểu về cấu tạo khớp gối trong cơ thể người

3 bộ phận quan trọng nhất trong một khớp gối bao gồm: Cấu trúc xương, Lớp sụn bao bọc đầu xương và Cấu trúc phần mềm. Xương đầu gối có cấu trúc xương lồi cầu đùi, xương chày và mâm bánh chè. Bao bọc đầu xương là một lớp sụn giúp giảm ma sát, hạn chế hiện tượng khô và cứng khớp. Phần mềm bao gồm hệ thống 4 dây chằng chéo bọc xung quanh các gân và cơ giúp các hoạt động của khớp gối diễn ra linh hoạt, thuận lợi và vững chắc.

Xem thêm: Giải Phẫu Cơ Hoành: Cơ Hoành Có Tác Dụng Gì? Thoát Vị Khe Hoành

cấu tạo khớp gối

Giải phẫu khớp gối

Dây chằng khớp gối

Khi tiến hành giải phẫu khớp gối, có những phần quan trọng sau: 

  • Dây chằng bên trong (MCL): Có dạng như hình tam giác dẹt bao phủ mặt trong khớp một phần khá rộng. Tác dụng chính phần này là nâng đỡ và chống lại lực từ bên ngoài, hỗ trợ kháng lại xoay trong, xoay ngoài, MCL cung cấp đến 78% lực kháng Valgus khi gối gấp 25 độ.

  • Dây chằng bên ngoài (LCL): Thường sẽ mỏng hơn MCL, dây này có tác dụng hỗ trợ chống lại các lực từ bên trong. Chiều dài dây chằng bên ngoài có thể dãn ra tối đa thêm 25% khi duỗi hoặc căng, LCL cung cấp 78% lực kháng Valgus khi gối gấp 25 độ.

  • Dây chằng chéo trước (ACL): Tác dụng tạo cản tối đa đến 85% mỗi khi chúng ta vận động ra trước phần xương chày với xương đùi. ACL dài hơn dây chằng chéo sau 40% và chủ yếu luôn căng mỗi khi gối duỗi.

  • Dây chằng chéo sau (PCL): Tạo cản đến 95% cho các vận động ra sau của xương chày lên xương đùi. Trong tầm gập khối từ 45 đến 60 độ, dây chằng chéo sau sẽ chủ yếu ở tư thế gối gập. PCL có tác dụng giúp mang lại sự vững chắc chống lại các vấn đề vẹo trong và vẹo ngoài.

Xem thêm: Giải Phẫu Xương Đầu Mặt Cổ: Xương Sọ Não, Xương Sọ Mặt

giải phẫu khớp gối

Cấu trúc xương khớp gối

Xương khớp gối có cấu trúc bao gồm 3 phần:

  • Xương bánh chè: Xương vừng hình tam giác, xung quanh có các gân của cơ tứ đầu đùi. Xương có tác dụng giúp gia tăng thuận lợi cơ học của cơ tứ đầu đùi. Mặt sau của xương bánh chè có nhiều lớp sụn dày bao phủ. Xương bánh chè sẽ nối với các xương đùi, xương chày thông qua dây chằng bánh chè – đùi, bánh chè – chày.

  • Khớp chày đùi: Là phần khớp giữa 2 xương dài nhất là xương chày và xương đùi. Đây là khớp lồi bản lề hoặc là cầu đôi với lồi cầu trong và lồi cầu ngoài. Lồi cầu trong sẽ dày hơn lồi cầu ngoài, có hướng vào phía trong và thẳng với xương chày. Lồi cầu ngoài dẹt có diện khớp lớn và hướng ra phía sau, canh thẳng với xương đùi.

  • Khớp chày mác trên: Một khớp nhỏ nằm có vị trí ở giữa đầu xương mác và mặt sâu dưới ngoài của mâm chày. Khớp này giúp hỗ trợ di chuyển trước, sau, trên dưới, xoay cho đầu gối. Phân tán lực xoắn vặn do các hoạt động hàng ngày của bàn chân đồng thời giảm gập góc xương chày ra ngoài.

Xem thêm: Giải Phẫu Xương Ức: Cấu Tạo, Chức Năng Và Bệnh Lý Xương Ức

cấu tạo xương khớp gối

Chức năng khớp gối

Khớp gối có tầm vận động gấp từ 130° đến 145° và quá duỗi 1° đến 2°. Nếu ở tư thế gối gập 90°, tầm xoay trong xương chày có thể từ 6° đến 30° và xoay ngoài xấp xỉ khoảng 45°. Tầm vận động dạng và khép nhỏ thì sẽ quay khoảng 5°. Khi khớp gối gấp ở tư thế chịu trọng lượng, xương đùi sẽ lăn ra sau phía trên xương chày đồng thời xoay ngoài và dạng so với xương chày. Việc xoay ở gối được tạo ra một phần từ vận động nhiều hơn của lồi cầu ngoài lên xương chày qua quãng đường gần như gấp hai lần và xoay chỉ có thể xảy ra với khớp có một phần gập nào đó. 

Do đó tư thế duỗi là tư thế khóa không có sự xoay. Xoay trong của xương chày cũng xảy ra khi bàn chân gập mu và sấp. Xoay ở 20° cuối cùng của động tác duỗi là cơ chế xoay khóa gối (screw-home mechanism). Đây là điểm mà ở đó các lồi cầu trong và ngoài bị khóa để tạo nên tư thế khóa của khớp gối. Cơ chế khóa di chuyển lồi củ chày ra ngoài và tạo nên một dịch chuyển vào trong ở gối.

Xem thêm: Giải Phẫu Xương Gò Má: Gãy Xương Gò Má Có Cần Phẫu Thuật Không?

chức năng khớp gối

Những vấn đề thường gặp ở khớp gối

Khớp nối là khớp lớn, nhiều chức năng và có sự kết nối chặt chẽ ở trong ổ khớp nhưng lại rất dễ bị tổn thương. Phần xương, sụn, dây chằng và các cơ bên trong nếu không cẩn thận có thể gặp phải nhiều vấn đề. Một số bệnh thường gặp có thể kể đến như: 

  • Đau khớp gối: Bệnh thường gặp nhất và xảy ra do nhiều nguyên nhân. Mức độ đau khớp sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. 

  • Hội chứng xương bánh chè: Tình trạng kích ứng nằm ở mặt dưới phần sụn của xương bánh chè khiến bệnh nhân sẽ bị đau nhức khớp gối.

  • Khô khớp gối: Dịch nhờn bên trong ổ khớp suy giảm về số lượng do không thể hoặc bị giảm tiết dịch. Bệnh nhân có thể bị đau, cứng khớp, khó vận động, khớp kêu lục cục khi di chuyển.

  • Thoái hóa khớp gối: Sụn khớp bị lão hóa và hao mòn theo thời gian khiến các đầu xương va vào nhau và gây đau khi di chuyển. Các triệu chứng thường thấy của bệnh này là sưng tấy, đau, cứng khớp, hạn chế khả năng vận động.

  • Tràn dịch khớp gối: Khi bị viêm hoặc chấn thương khớp gối hoặc có chất lỏng tích tụ trong đầu gối sẽ dẫn đến tình trạng sưng tấy, khó di chuyển và đau nhức.

  • Rách sụn chêm: Phần sụn đệm đầu gối bị tổn thương và hình thành một vết rách lớn khiến đầu gối không thể gập hay duỗi thẳng. Tình trạng này thường xảy ra khi bị trẹo đầu gối.

  • Viêm khớp gối: Bào mòn và tổn thương của xương sụn trơn thuộc khớp gối bắt nguồn từ các bệnh lý và chấn thương.

  • Giãn dây chằng đầu gối: Căng giãn quá mức của các dây chằng thuộc khớp đầu gối từ đó dẫn đến tổn thương. 

  • Viêm gân bánh chè: Viêm gân nối xương ống chân với xương bánh chè xảy ra chủ yếu do lạm dụng khớp.

  • Baker's cyst: Tích tụ chất lỏng ở phía sau đầu gối và thường là biến chứng của tràn dịch.

bệnh thường gặp ở khớp gối

Phương pháp chăm sóc khớp gối

Việc duy trì sự linh hoạt, độ chắc khỏe và dẻo dai cho khớp gối cũng như các bộ phận liên quan như sụn, dây chằng, xương, gân… rất cần thiết. Theo đó, có một số phương pháp khoa học, hiệu quả để chăm sóc khớp gối bao gồm: 

1. Chế độ sinh hoạt khoa học

Luôn duy trì chế độ sinh hoạt khoa học và lối sống lành mạnh bởi đây là biện pháp chăm sóc khớp gối tự diện, có hiệu quả trong thời gian dài bao gồm:

  • Chú ý bảo vệ khớp gối: Không nên lao động quá sức đồng thời tránh sử dụng khớp gối quá mức. Vận động mạnh hoặc tư thế sai trong sinh hoạt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và khớp gối. Mang vác vật nặng quá lâu hoặc lặp đi lặp lại một động tác ở khớp gối (nhảy, chạy nhanh và liên tục) có thể tạo áp lực lớn lên đầu gối. Đặc biệt, không được xoay hoặc vặn khớp quá tầm hoặc đột ngột.

  • Lối sống lành mạnh: Thuốc lá có thể làm giảm vận chuyển oxy và gây thoái hóa khớp sớm vì thế nếu được hãy cố bỏ thuốc và tránh xa khói thuốc. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến việc nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, luyện tập đều đặn. Không ngồi lâu hoặc đứng lâu một chỗ mà nên thường xuyên đi lại, vận động nhẹ hoặc xoay khớp để hạn chế khô khớp gối.

sinh hoạt khoa học

2. Chế độ dinh dưỡng

Để có khớp gối khỏe mạnh, bạn cần tăng cường bổ sung vitamin D, canxi và omega-3 thông qua các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, thịt, cá, sữa, các loại hạt, đậu... Chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp cho cấu trúc ổ khớp, tăng cường sự dẻo dai cho dây chằng mà còn duy trì khả năng tiết dịch nhờn bôi trơn, chống thoái hóa và duy trì tầm vận động. Ngoài ra protein, chất chống oxy hóa và các loại vitamin cũng giúp duy trì sức khỏe xương khớp và phòng tránh, giảm nhẹ các vấn đề về khớp.

3. Vận động

Những động tác yoga hay các môn thể thao bơi lội, đạp xe, đi bộ… rất tốt cho khớp. Việc vận động, luyện tập thường xuyên có thể giúp duy trì tầm vận động của khớp gối, tăng cường độ dẻo dai cho dây chằng và các cơ. Bên cạnh đó, với cường độ vừa phải, khớp sẽ được thư giãn sụn, tăng tiết dịch và chống lại việc thoái hóa sớm. Thói quen vận động mỗi ngày còn giúp hỗ trợ giảm đau, duy trì chức năng, tính linh hoạt và độ chắc khỏe của hệ xương khớp. Từ đó phòng ngừa chấn thương và các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến khớp gối. 

thường xuyên vận động

Kết luận

Như đã đề cập ở trên, khớp gối có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người vì nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể và hỗ trợ hoạt động di chuyển, đi lại. Mong rằng những chia sẻ trên đây của MedUC giúp các bạn sinh viên Y nắm được kiến thức về giải phẫu khớp gối để học tốt môn Giải phẫu hơn. Nếu bạn muốn được các giảng viên dày dặn kinh nghiệm đồng hành và giải đáp thắc mắc môn học này, liên hệ ngay với MedUC để đăng ký khóa học Giải phẫu ngay nhé! Thông tin chi tiết:

 

Fanpage: m.me/TrungtamdaotaoykhoamedUC.vn/ 

Số điện thoại: 0339308997

Mail: Meduc.vn@gmail.com

YouTube: Trung Tâm Đào Tạo Y Khoa Meduc.vn

Website: Meduc.vn

ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL
Đăng ký để nhận những kiến thức về y khoa được gửi qua email từ MedUC (Hoàn toàn miễn phí)
Gửi Yêu Cầu
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
"Tất cả tài liệu được up lên tại Meduc.vn, với mục tiêu giúp bạn có thể học mọi lúc mọi nơi, mọi nơi và hoàn toàn miễn phí. Nếu có vấn đề liên quan tới bản quyền xin phép liên hệ tới mail: Meduc.vn@gmail.com để được hỗ trợ. Chân thành cám ơn"
Notice (8): Undefined index: image_avatar [/home/kbbcutgf/public_html/tmp/cache/views/fbd3260556164def73f4e4e72b6c21bfc44b2db3_0.file.view_tacgia.tpl.php, line 36]
Notice (8): Undefined index: ArticlesContent [/home/kbbcutgf/public_html/tmp/cache/views/fbd3260556164def73f4e4e72b6c21bfc44b2db3_0.file.view_tacgia.tpl.php, line 36]
Notice (8): Trying to access array offset on value of type null [/home/kbbcutgf/public_html/tmp/cache/views/fbd3260556164def73f4e4e72b6c21bfc44b2db3_0.file.view_tacgia.tpl.php, line 36]
Tác giả

Bài viết liên quan

Giải Phẫu
Sinh Lý
Tiếng anh y khoa
Hóa Sinh
Nội Khoa
Ngoại khoa
sản khoa
Nhi Khoa
Khóa ECG