Giải Phẫu Bàng Quang: Vị Trí, Cấu Tạo Và Chức Năng

Bàng quang là một trong những cơ quan quan trọng bậc nhất trong hệ bài tiết của con người. Bộ phận này đóng vai trò chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi thoát khỏi cơ thể theo đường niệu đạo. Với chức năng như vậy, việc hiểu rõ về giải phẫu bàng quang là vô cùng cần thiết đối với sinh viên Y. Cùng MedUC khám phá ngay những nội dung cơ bản về vị trí, cấu tạo và chức năng của bàng quang qua bài viết sau!

SÁCH TÀI LIỆU GIẢI PHẪU CHO SINH VIÊN

 

Hình dạng và vị trí của bàng quang

Hình dạng bên ngoài

Bàng quang có hình tứ diện tam giác với bốn mặt: mặt trên, mặt sau và hai mặt dưới bên. Thông tin cụ thể về hình dạng bên ngoài như sau: 

a. Mặt trên

Mặt trên là mặt được phúc mạc che phủ, có dạng lồi khi bàng quang đầy và lõm xuống khi bàng quang rỗng. Mặt trên sẽ có liên quan với ruột non, ruột già. Ở nữ giới, mặt trên còn liên quan với thân tử cung mỗi khi bàng quang rỗng.

b. Hai mặt dưới bên

Hai mặt này nằm trên hoành chậu rồi gặp nhau ở phía trước bởi một bờ tròn và đôi khi được gọi là mặt trước. Hai mặt này sẽ liên quan tới phần xương mu, khớp mu, đám rối tĩnh mạch bàng quang.

c. Mặt sau

Có dạng phẳng, đôi khi lồi (phổ biến nhất là ở người già). Mặt này còn được gọi là đáy bàng quang. Ở nam giới, mặt sau này sẽ liên quan với các bộ phận như ống dẫn tinh, túi tinh, trực tràng. Ở nữ giới, mặt sẽ liên quan tới thành trước âm đạo, cổ tử cung.

d. Mặt trên và hai mặt dưới bên 

Hai mặt này gặp nhau ở phía trước và có tên gọi là đỉnh bàng quang. Từ đây có dây chằng rốn giữa treo bàng quang vào rốn. Giữa đỉnh và đáy bàng quang gọi là thân bàng quang.

Xem thêm: Giải Phẫu Amidan: Vị trí, Cấu Tạo, Chức Năng Và Bệnh Lý Thường Gặp

hình dạng bàng quan

Hình dạng bên trong

Mặt trong bàng quang có lót bởi một lớp niêm mạc có màu hồng nhạt. Khi bàng quang rỗng, niêm mạc gấp nếp tạo nên các nếp niêm mạc trong khi đó khi bàng quang căng sẽ khiến nếp niêm mạc căng lên. Tuy nhiên, có một vùng mà niêm mạc không xếp nếp và vùng này gọi là tam giác bàng quang. Tam giác bàng quang sẽ có màu đỏ hơn ở các nơi khác và được tạo ra bởi ba đỉnh là hai lỗ niệu quản và lỗ niệu đạo trong.

Cấu tạo bàng quang

Bàng quang được cấu tạo từ 4 lớp sắp xếp từ trong ra ngoài gồm:

  • Lớp niêm mạc

  • Lớp hạ (dưới) niêm mạc

  • 3 lớp cơ: Ở phía trong là lớp cơ vòng, ở ngoài là lớp cơ dọc, ở giữa là lớp cơ chéo.

  • Lớp thanh mạc ở cuối cùng

Lòng bàng quang có một lớp niêm mạc che phủ. Khi giải phẫu bàng quang, sẽ thấy bàng quang nối với bể thận bằng 2 niệu quản. Hai lỗ niệu quản cùng với cổ bàng quang tạo thành hình tam giác (và gọi là tam giác bàng quang), gờ liên niệu đạo cao nối 2 lỗ niệu quản. Niệu đạo nằm phía dưới của bàng quang và giúp bộ phận này mở ra khi cần thiết. 

Thông thường, ở người trưởng thành, bàng quang có dung tích khoảng từ 300 đến 500ml nước tiểu. Trong một vài trường hợp khi mắc phải các bệnh lý rối loạn bàng quang, dung tích bàng quang có thể tăng lên hoặc giảm xuống tùy tình huống.

Xem thêm: Giải Phẫu Gan: Đặc Điểm, Vị Trí, Chức Năng Và Phân Chia Thùy Gan

cấu tạo bàng quang

Chức năng quan trọng của bàng quang

Bàng quang có chức năng chứa sau đó giúp đào thải nước tiểu ra ngoài mỗi khi 3 lớp cơ của bộ phận này phối hợp hoạt động nhịp nhàng. Cụ thể về quá trình bàng quang đưa nước tiểu ra ngoài:

  • Lớp cơ trơn chịu sự chi phối của thần kinh phó giao cảm từ tủy để tiến hành co giãn và đào thải nước tiểu.

  • Lớp cơ vòng ở cổ bàng quang và lỗ niệu đạo chịu sự chi phối của thần kinh giao cảm, đóng chức năng kiểm soát quá trình đi tiểu ở người. Ở nam giới thì cơ này giúp ngăn chặn tinh dịch không bị trào ngược khi xuất tinh.

  • Cơ vân ở vòng ngoài có thể điều khiển theo ý muốn khi não bộ truyền tin mót tiểu đến.

Hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi khá phức tạp sẽ điều khiển để chức năng tiểu tiện của bàng quang được diễn ra trơn tru. Mỗi khi bàng quang căng đầy nước tiểu, các dây thần kinh sẽ gửi tín hiệu về não thông qua mạng lưới dây liên lạc ở tủy sống. Sau đó, não lại gửi tín hiệu phản hồi xuống bàng quang để khiến thành bàng quang co lại và cơ thắt. Lúc này, van ở gần đầu niệu đạo thả lỏng và dần mở ra để tống nước tiểu thoát ra khỏi cơ thể.

Xem thêm: Đặc Điểm Giải Phẫu Đốt Sống Cổ: Cấu Tạo, Chức Năng Và Bệnh Lý

các chức năng của bàng quang

Bệnh lý thường gặp về bàng quang

Viêm bàng quang

Tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng bàng quang gây nên những bệnh đau cấp tính hoặc lâu dần có thể kéo dài mãn tính. Kèm theo đó là những cảm giác không thoải mái, khó chịu, tiểu lắt nhắt, tiểu són. Viêm bàng quang hiện nay đã trở thành một bệnh rất phổ biến, chiếm khoảng trên 50% trong các số ca nhiễm trùng đường tiết niệu. Biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh có thể dẫn đến viêm đài bể thận từ đó gây ra suy thận. Tuy nhiên, nếu được bệnh nhân được điều trị thích hợp với phương pháp thích hợp thì hoàn toàn có thể giảm đến tối đa biến chứng nguy hiểm của bệnh. 

Bàng quang tăng hoạt

Hội chứng bàng quang tăng hoạt đặc trưng bởi tình trạng mắc tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu gấp, són tiểu không kiểm soát. Căn bệnh này tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ra rất nhiều phiền toái với cuộc sống của người bệnh. Một số nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này như chấn thương tủy sống hay vùng chậu, sỏi bàng quang, đái tháo đường, do dùng thuốc. 

Sỏi bàng quang

Sỏi hình thành ở thận và có thể từ đó đi xuống bàng quang. Sỏi bàng quang hình tròn, ít khi xù xì góc cạnh. Nếu như sỏi chặn dòng nước tiểu đến từ bàng quang, người bệnh có thể bị đau dữ dội. Khi sỏi xuống bàng quang, trường hợp sỏi nhỏ thì có thể được đào thải ra ngoài theo đường tiểu. Nhưng với những viên sỏi lớn hơn, chúng nằm lại tại đây và tích tụ lâu ngày sẽ gây ra các cơn đau vô cùng khó chịu.

Xem thêm: Kiến Thức Y Khoa: Tổng Quan Về Giải Phẫu Dạ Dày Cơ Bản Nhất

sỏi bàng quang

Ung thư bàng quang

Sau khi phát hiện tình trạng tiêu máu, bệnh nhân có thể phát hiện một khối u trong bàng quang. Những thói quen xấu như hút thuốc lá và phơi nhiễm hóa chất tại nơi làm việc độc hại thường là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư bàng quang. Bệnh ung thư bàng quang thường hay gặp ở người lớn tuổi và phổ biến ở nam hơn nữ giới. Ung thư bàng quang là bệnh thường có tiên lượng khá tốt nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ là tình trạng rò rỉ nước tiểu ra ngoài một cách không kiểm soát và có thể kéo dài thành mãn tính. Bệnh có thể đến từ nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng, thuốc, rối loạn cơ sàn chậu. Bệnh có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở tuổi trung niên hay ở phụ nữ đã sinh nhiều lần. Tình trạng tiểu không tự chủ tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây ra nhiều khó chịu và bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Tiểu máu

Tình trạng tiểu máu xuất hiện các tế bào máu trong nước tiểu. Tình trạng tiểu ra máu có thể quan sát bằng mắt thường nhưng đôi khi chỉ phát hiện qua các xét nghiệm. Tiểu máu có thể vô hại, hoặc có thể do nhiễm trùng hoặc một tình trạng nghiêm trọng như ung thư bàng quang. Vì vậy, nếu gặp triệu chứng này bạn cần được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán kịp thời để không phải chịu những hậu quả nghiêm trọng. 

Bí tiểu

Bí tiểu là tình trạng xảy ra khi nước tiểu không thoát ra khỏi bàng quang. Nguyên nhân thông thường do tắc nghẽn hoặc ức chế hoạt động của cơ bàng quang. Nếu không được thông tiểu kịp thời hoặc bí tiểu tái đi tái lại nhiều lần gây ứ đọng nước tiểu. Từ đó có thể dẫn đến viêm nhiễm bàng quang. Nước tiểu viêm nhiễm ngược dòng có thể gây viêm thận, suy thận. Do đó, người bệnh cần đi khám và điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt.

Đái dầm (Đái dầm khi ngủ)

Đái dầm được xem là bệnh khi một đứa trẻ 5 tuổi trở lên đái dầm ít nhất một hoặc hai lần một tuần trong vòng ít nhất 3 tháng. Tình trạng đi tiểu không tự chủ trong khi ngủ thông thường sẽ mất đi khi trẻ lớn dần. Tuy vậy có một số trường hợp, bệnh đái dầm không tự khỏi được kể cả khi đứa trẻ đã trưởng thành. Và thậm chí, một tật xấu tưởng chừng như rất nhỏ này có thể tiến triển trở thành bệnh đái dầm mãn tính. Vì thế, nếu mắc phải căn bệnh này, hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để tìm hiểu nguyên nhân gây và tìm được giải pháp phù hợp. 

Tiểu khó (tiểu đau)

Là cảm giác đau hoặc khó chịu mỗi khi đi tiểu. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này có thể đến từ nhiễm trùng, kích thích hoặc viêm bàng quang, niệu đạo hoặc bộ phận sinh dục bên ngoài.

Biện pháp ngăn ngừa bệnh lý về bàng quang

Viêm bàng quang và viêm đường tiết niệu nói chung có nguồn gốc chủ yếu từ vi khuẩn xâm nhập vào từ bên ngoài rồi đi qua niệu đạo. Hệ tiết niệu của người bình thường có cấu trúc ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, nước tiểu cũng có đặc tính kháng khuẩn và làm ức chế sự sinh sản của vi khuẩn. Nhưng với những người có cơ thể suy yếu, chẳng hạn như niệu đạo bị tổn thương hoặc sức đề kháng bị giảm thì vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. 

Theo đó, các bệnh lý liên quan đến bàng quang, viêm đường tiết niệu có thể đến từ một số vấn đề như: Viêm bàng quang, đặt ống thông tiểu trong thời gian dài, xạ trị nhất là ở vùng xương chậu, biến chứng của các loại bệnh khác như bệnh sỏi thận, tổn thương tủy sống, tiểu đường, nhiễm HIV hay phì đại tuyến tiền liệt, sử dụng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ dạng kem hay dạng xịt có thành phần kích ứng, tắm bồn với xà phòng tạo bọt, vệ sinh vùng kín không kỹ hoặc quan hệ tình dục không an toàn. 

chăm sóc sức khỏe

Từ đó, có một số biện pháp được áp dụng phổ biến để ngăn ngừa mắc các bệnh lý về bàng quang, đặc biệt là ung thư:

  • Uống đủ nước mỗi ngày: Nên uống từ 2 – 2,5 lít nước để làm sạch vi khuẩn trong đường tiết niệu. Không nên uống quá nhiều nước hoặc quá ít nước vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bàng quang

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng các sản phẩm phù hợp để ngăn ngừa viêm nhiễm

  • Không được nhịn tiểu bởi sẽ gây hại cho bàng quang, lâu ngày khiến các cơ bàng quang yếu đi, ảnh hưởng xấu đến chức năng của thận

  • Kiểm soát cân nặng: Bàng quang là một trong những cơ quan chịu áp lực của trọng lượng cơ thể. Nếu không kiểm soát được cân nặng sẽ làm tăng áp lực lên bàng quang

  • Không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích khác bởi đây là tác nhân làm tăng nguy cơ bị ung thư bàng quang

  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều axit, socola…

Kết luận

Trên đây là tổng hợp những thông tin chi tiết như cấu tạo, đặc điểm, chức năng và những bệnh lý phổ biến về bàng quang. Mong rằng bài viết trên của MedUC sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học và ôn tập môn Giải phẫu. Với môn học được xem là “một trong những môn khó nhất” đối với sinh viên Y, việc có người thầy giỏi cùng đồng hành và giải đáp sẽ giúp cho hành trình chinh phục Giải phẫu trở nên dễ dàng và khả thi hơn. Vì vậy, chần chừ gì mà không liên hệ với MedUC ngay để khám phá phương pháp khoa học, hiệu quả ngay! Thông tin chi tiết: 

 

ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL
Đăng ký để nhận những kiến thức về y khoa được gửi qua email từ MedUC (Hoàn toàn miễn phí)
Gửi Yêu Cầu
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
"Tất cả tài liệu được up lên tại Meduc.vn, với mục tiêu giúp bạn có thể học mọi lúc mọi nơi, mọi nơi và hoàn toàn miễn phí. Nếu có vấn đề liên quan tới bản quyền xin phép liên hệ tới mail: Meduc.vn@gmail.com để được hỗ trợ. Chân thành cám ơn"
Notice (8): Undefined index: image_avatar [/home/kbbcutgf/public_html/tmp/cache/views/fbd3260556164def73f4e4e72b6c21bfc44b2db3_0.file.view_tacgia.tpl.php, line 36]
Notice (8): Undefined index: ArticlesContent [/home/kbbcutgf/public_html/tmp/cache/views/fbd3260556164def73f4e4e72b6c21bfc44b2db3_0.file.view_tacgia.tpl.php, line 36]
Notice (8): Trying to access array offset on value of type null [/home/kbbcutgf/public_html/tmp/cache/views/fbd3260556164def73f4e4e72b6c21bfc44b2db3_0.file.view_tacgia.tpl.php, line 36]
Tác giả

Bài viết liên quan

Giải Phẫu
Sinh Lý
Tiếng anh y khoa
Hóa Sinh
Nội Khoa
Ngoại khoa
sản khoa
Nhi Khoa
Khóa ECG