Giải Phẫu Gan: Đặc Điểm, Vị Trí, Chức Năng Và Phân Chia Thùy Gan

Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, đảm bảo sự sống bình thường cho cơ thể con người. Đối với sinh viên Y, giải phẫu gan là kiến thức quan trọng thường xuất hiện trong các bài kiểm tra và đề thi. Vì vậy, việc nắm rõ đặc điểm, cấu tạo cũng như chức năng của bộ phận này là điều vô cùng cần thiết. Cùng MedUC khám phá ngay qua bài viết sau nội dung về giải phẫu gan!

Đặc điểm giải phẫu gan

Có thể bạn chưa biết, gan là tạng lớn nhất cơ thể, chiếm đến 2% cơ thể ở người trưởng thành và 5% ở trẻ mới sinh. Gan có khối lượng nặng 1.4 - 1.8kg ở nam và 1.2 - 1.4 ở nữ. Nếu như tính cả 800 - 900ml máu mà gan chứa thì gan nặng trung bình 2.3 - 2.4kg. Bề ngang của gan dài 25 - 28cm, bề trước và sau rộng 16 - 20cm, cao (độ dày từ 6 - 8cm).

Là bộ phận thuộc hệ tiêu hóa, gan sẽ có màu nâu trơn bóng nếu như vừa lấy ra khỏi cơ thể sống. Gan dễ bị vỡ, khi vỡ sẽ dẫn đến hiện tượng xuất huyết dưới màng (chảy máu dưới màng) tại người bệnh. Bộ phận này cấu tạo gồm có 2 mặt: Mặt hoành lồi và mặt tạng phẳng. Ranh giới phía sau của gan không rõ, phía trước là bờ sắc hay còn gọi là bờ dưới. Hình thể ngoài của gan thường không giống nhau và sẽ tùy thuộc vào từng tạng người.

SÁCH GIẢI PHẪU CHO SINH VIÊN Y KHOA

giải phẫu gan

Vị trí và chức năng của gan

Gan nằm ở ngay dưới cơ hoành và nằm bên phải của ổ bụng của cơ thể. Để nói về chức năng gan, có thể liệt kê ra rất nhiều vai trò quan trọng giúp chúng ta duy trì sự sống, cụ thể bao gồm:

Chức năng chuyển hóa

  • Dự trữ các protein, glycogen, lipid, sắt và các loại vitamin cần thiết. Bên cạnh đó, gan cũng tích trữ sắt từ hemoglobin để tạo ra hồng cầu mới cho cơ thể.

  • Chuyển hóa thức ăn thành những chất cần thiết để đảm bảo cho sự sống và sự phát triển của cơ thể. 

  • Chuyển hóa carbohydrate đảm bảo duy trì mức đường máu ổn định. 

  • Chuyển hóa chất béo cung cấp năng lượng cho cơ thể. 

  • Chuyển hóa protein để phù hợp cho tiêu hóa.

Chức năng tổng hợp của gan

  • Tổng hợp protein: Tế bào gan đóng vai trò sản xuất khoảng 50% lượng protein cho cơ thể. Điều này khiến gan có khả năng tái sinh rất cao. Ngay kể cả khi bị cắt bỏ, gan vẫn có thể tự tái tạo được.

  • Tổng hợp các yếu tố cần thiết để quá trình đông máu được diễn ra bình thường.

  • Tổng hợp angiotensinogen để đảm bảo huyết áp ổn định.

  • Tổng hợp albumin từ đó duy trì áp lực máu và phòng tránh nguy cơ rò rỉ mạch máu. 

Xem thêm: Giải Phẫu Tuyến Tiền Liệt: Cấu Tạo, Vai Trò, Chức Năng Và Bệnh Lý

chức năng của gan

Sản xuất mật

Trung bình, gan sản xuất ra khoảng 0,5 lít mật mỗi ngày cho cơ thể con người. Mật cũng chính là chất lỏng có màu xanh với thành phần chính như muối mật, sắc tố mật, bilirubin, cholesterol, các chất điện giải và nước. Khi chúng ta bắt đầu ăn, túi mật nhận được tín hiệu và co bóp, ép dịch mật được lưu trữ đi vào ống túi mật. Tiếp theo, dịch mật đi vào ống mật chủ đến tá tràng để cùng nhào trộn với thức ăn. Mật giúp ruột non phân giải cũng như hấp thụ chất béo và vitamin.

Các chức năng khác

Ngoài những chức năng kể trên, gan còn đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng khác gồm:

  • Lọc và loại bỏ những chất độc hại ra khỏi cơ thể. Chẳng hạn. một số loại hormone, các loại thuốc hay những chất độc hại trong rượu đều sẽ được gan tiến hành xử lý để đào thải ra ngoài. 

  • Nơi tạo ra hồng cầu chính của thai nhi trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Sau đó, tủy xương sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ này. 

  • Bộ phận quan trọng của hệ miễn dịch góp phần ngăn chặn những tác nhân gây bệnh xâm nhập.

  • Duy trì sự cân bằng của hormone trong cơ thể. 

Xem thêm: Giải Phẫu Đầu Gối: Cấu Tạo Và Chức Năng Khớp Gối

gan đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng

Những cách phân chia thùy gan

Phân chia thùy gan theo mốc giải phẫu

Các phân thùy gan theo các mốc giải phẫu:

  • Mặt trên của gan được phân chia thành 2 thùy là thùy phải và trái. 

  • Mặt dưới của gan được chia làm 4 thùy gồm: Thùy phải, thùy trái, thùy vuông và thùy đuôi. 

Phân chia thùy gan theo Goldsmith và Woodburne

Nếu như phân chia thùy gan theo Goldsmith và Woodburne thì tĩnh mạch gan chia gan thành 2 thùy (thùy gan trái, thùy gan phải) và 5 phân thùy (thùy bên, thùy đuôi, thùy giữa, thùy trước, thùy sau) cụ thể như sau:

  • Tĩnh mạch trên gan giữa chia gan thành 2 phần: trái, phải

  • Tĩnh mạch trên gan phải chia gan thành 2 phân thùy: trước, sau

  • Tĩnh mạch trên gan trái chia gan thành 2 phân thùy: giữa, bên.

  • Thùy đuôi độc lập, tĩnh mạch gan đổ máu trực tiếp vào tĩnh mạch chủ dưới.

20 đề Kiểm Tra Trắc Nghiệm Giải Phẫu

phan chia thùy gan

Phân chia thùy gan theo Couinaud

Gan sẽ được chia thành 8 hạ phân thùy. Trong đó:

  • Các nhánh tĩnh mạch gan sẽ chia ra thành thùy gan phải và thùy gan trái. 

  • 5 phân thùy gồm đuôi, bên, giữa, trước và sau. 

Phân chia thùy gan theo Giáo Sư Tôn Thất Tùng

Nếu theo cách của Giáo sư Tôn Thất Tùng, gan sẽ được phân chia thành 2 thuỳ trái và phải, có 5 phân thuỳ là trước, sau, giữa, bên và lưng. Phân thùy lưng chính là thùy đuôi hay hạ phân thùy I. Gan chỉ có 6 hạ phân thùy là II, III, V, VI, VII, VIII. Như vậy, phân thùy giữa hay còn gọi là thùy vuông sẽ chính là hạ phân thùy IV. 

Theo đó, sự đánh số các hạ phân thùy từ I đến VIII theo cách phân chia của tác giả Couinaud sẽ không được ứng dụng tốt trong phẫu thuật cắt gan như phương pháp của GS. Tôn Thất Tùng.

Bệnh lý thường gặp ở gan

Những bệnh ở gan đa phần đều ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày và sức khỏe của bệnh nhân. Theo thống kê, gan sẽ thường gặp phải một số vấn đề sau: 

Viêm gan A, B, C, D, E

Các virus gây viêm gan như A, B, C, D, E tấn công thì sẽ dẫn đến bệnh viêm gan. Đặc biệt, căn bệnh viêm gan B khá phổ biến hiện nay. Nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì lâu dần sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như ung thư gan hay xơ gan.

Xem thêm: Giải Phẫu Cơ Hoành: Cơ Hoành Có Tác Dụng Gì? Thoát Vị Khe Hoành

bệnh lý thường gặp ở gan

Bệnh gan do rượu, thuốc, hóa chất

Những đối tượng lạm dụng đồ uống kích thích như rượu bia, uống thuốc không theo kê đơn, thuốc lá hay các hóa chất khác trong dài ngày sẽ dễ mắc phải bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan hơn so với thông thường. 

Bệnh gan tự miễn

Gồm viêm gan tự miễn, xơ gan ứ mật nguyên phát và viêm đường mật xơ hóa nguyên phát. Nếu bị bệnh gan tự miễn, bệnh nhân cũng có nguy cơ mắc kèm một hoặc nhiều các bệnh tự miễn khác như tuyến giáp, viêm khớp dạng thấp, viêm loét đại tràng, tiểu đường tuýp 1 hoặc hội chứng Sjogren.

Bệnh gan do di truyền

Bệnh gan có nguồn gốc do di truyền có thể bao gồm các bệnh Hemochromatosis, Bệnh Wilson, Thiếu hụt men Alpha – 1 Antitrypsin. 

Bệnh u gan và ung thư gan

Ung thư gan có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau: 

  • Ung thư gan do viêm gan hoặc lạm dụng rượu, bia quá mức

  • Ung thư ống mật do các khối u ác tính tấn công

  • U tuyến tế bào gan hiếm gặp, bệnh biến chứng từ u phát triển thành ung thư

U gan có 2 loại là u lành tính và u ác tính. U gan lành tính được hình thành từ các tế bào bình thường, thường phát triển với tốc độ chậm và không có khả năng di căn. Do đó bệnh cũng không gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngược lại, u gan ác tính được biết đến với cách gọi khác là ung thư gan nguyên phát. Bệnh được tạo ra do sự biến đổi và phát triển bất thường của tế bào ở gan. Ung thư gan, tương tự, cũng được chia thành 2 loại là ung thư gan nguyên phát và ung thư gan thứ phát.

bệnh về gan

Một số mẹo bảo vệ sức khỏe gan

Để bảo vệ sức khỏe cho lá gan - máy lọc độc tố cho cơ thể, một số mẹo hữu ích được áp dụng phổ biến gồm:

  • Không nên tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm sữa, rượu bia, thuốc lá, đường, hóa chất…. Nên chú ý bổ sung thêm nhiều nước ép rau quả, trái cây, cải xoăn, bông cải xanh, củ cải, cà rốt, táo…

  • Dùng thuốc đúng cách, đúng liều lượng theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc theo ý thích bởi điều này sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của con người.

  • Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su và hạn chế tối đa việc tiếp xúc với vết thương hay máu của người khác để tránh bị lây nhiễm các bệnh về gan như viêm gan B. Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên 6 tháng/ lần.

  • Tăng cường vận động, tập thể dục đều đặn với cường độ hợp lý. 

bảo vệ sức khỏe gan

Kết luận

Mong rằng bài viết trên đây của MedUC sẽ giúp bạn nắm được những kiến thức cơ bản nhất về giải phẫu Gan như đặc điểm, cấu tạo và chức năng của bộ phận quan trọng này. Hành trình chinh phục kiến thức nói chung và môn Giải phẫu nói riêng cần sự kiên trì, cố gắng, chăm chỉ hằng ngày và phương pháp học thực sự hiệu quả. Để nhận được sự hướng dẫn tận tình và đồng hành của các bác sĩ chuyên khoa giỏi, liên hệ ngay với MedUC để đăng ký khóa học Giải phẫu ngay bạn nhé! Thông tin chi tiết: 

 

ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL
Đăng ký để nhận những kiến thức về y khoa được gửi qua email từ MedUC (Hoàn toàn miễn phí)
Gửi Yêu Cầu
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
"Tất cả tài liệu được up lên tại Meduc.vn, với mục tiêu giúp bạn có thể học mọi lúc mọi nơi, mọi nơi và hoàn toàn miễn phí. Nếu có vấn đề liên quan tới bản quyền xin phép liên hệ tới mail: Meduc.vn@gmail.com để được hỗ trợ. Chân thành cám ơn"
Notice (8): Undefined index: image_avatar [/home/kbbcutgf/public_html/tmp/cache/views/fbd3260556164def73f4e4e72b6c21bfc44b2db3_0.file.view_tacgia.tpl.php, line 36]
Notice (8): Undefined index: ArticlesContent [/home/kbbcutgf/public_html/tmp/cache/views/fbd3260556164def73f4e4e72b6c21bfc44b2db3_0.file.view_tacgia.tpl.php, line 36]
Notice (8): Trying to access array offset on value of type null [/home/kbbcutgf/public_html/tmp/cache/views/fbd3260556164def73f4e4e72b6c21bfc44b2db3_0.file.view_tacgia.tpl.php, line 36]
Tác giả

Bài viết liên quan

Banner 1
Banner 2