Giải Phẫu Amidan: Vị trí, Cấu Tạo, Chức Năng Và Bệnh Lý Thường Gặp

Nhiều hơn một lần bạn bắt gặp kiến thức về amidan từ vị trí, cấu tạo, chức năng hay bệnh lý thường gặp trong các đề thi? Bạn muốn tìm nguồn học liệu chi tiết, chất lượng, chọn lọc để nắm vững nội dung này? Đây là bài viết dành cho bạn. Cùng MedUC tìm hiểu ngay về giải phẫu Amidan qua bài viết sau!

Vị trí của Amidan

Amidan là tổ chức lympho lớn nhất trên cơ thể người, nằm tập trung ở phía dưới niêm mạc hầu thành đám và nằm ở hai bên thành họng. Từ đó, amidan tạo thành một vòng bạch huyết Waldayer gồm amidan vòm họng (hay còn gọi là VA, amidan vòi, amidan khẩu cái) và amidan đáy lưỡi. Amidan khẩu cái là bộ phận có kích thước lớn nhất, nằm ở vị trí hai bên thành họng và đồng thời cũng là amidan dễ bị viêm nhất. Nhờ vào kích thích nên khi quan sát bằng mắt thường, ta có thể dễ dàng nhìn thấy được một phần của amidan.

Xem thêm: Giải Phẫu Xương Đầu Mặt Cổ: Xương Sọ Não, Xương Sọ Mặt

vị trí của amidan

Cấu trúc của Amidan

Amidan gồm có 6 khối nằm vây quanh cửa hầu và xếp theo một vòng kín gọi là vòng bạch huyết quanh hầu (vòng Waldayer): Amidan vòm (VA), Amidan vòi, Amidan khẩu cái (amidan), Amidan lưỡi. Cấu tạo gồm ba lớp từ ngoài vào trong của các amidan có đặc điểm như sau: 

  • Biểu mô phủ: Lớp biểu mô nằm trên bề mặt amidan có chức năng che chắn, bảo vệ và loại bỏ các tác nhân gây bệnh bám trên bề mặt của amidan.

  • Mô liên kết: Phía bên dưới của lớp biểu mô phủ là một lớp mô liên kết mỏng giàu mạch máu đóng vai trò giúp nuôi dưỡng amidan.

  • Hạch bạch huyết: Lớp trong cùng và đây cũng là phần quan trọng nhất của amidan giúp chúng có thể tiết ra các Immunoglobulin - kháng thể tự nhiên của cơ thể người có chức năng chống lại các tác nhân gây bệnh. 

Xem thêm: Giải Phẫu Đầu Gối: Cấu Tạo Và Chức Năng Khớp Gối

cấu trúc của amidan

Amidan vòm (VA)

Amidan vòm là hạch bạch huyết lớn nhất trong cơ thể chỉ có 1 khối hình tam giác nằm ở vòm họng và có thể phát triển theo thành sau họng mũi. Không giống như amidan khẩu cái, amidan vòm sẽ không được bao phủ bởi lớp những biểu mô phía trên. Không những thế, amidan vòm còn nằm ở vị trí của ngõ ra vào hầu họng. Do vậy, amidan vòm rất dễ bị tấn công bởi các nhân tố khác nhau từ đó gây ra các căn bệnh khác nhau. 

Trong số đó, virus là tác nhân gây bệnh thường gặp nhất của amidan vòm. VA được hình thành từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 7 của thai kỳ và phát triển đầy đủ ở trẻ sơ sinh. Sau đó, VA trở thành nơi cư trú của vi khuẩn ngay từ tuần lễ đầu sau khi sinh. VA to lên trong thời kỳ phát triển của trẻ cho đến 6 – 7 tuổi, nhằm tạo miễn dịch chống lại vi khuẩn, virus, dị nguyên và các chất kích thích trong thức ăn hay không khí. Sau đó VA thường thoái triển dần và sẽ teo nhỏ lại trước khi trẻ đến tuổi dậy thì.

Amidan vòi

Amidan vòi gồm có 2 amidan nằm ở hai bên phải và trái, quanh lỗ vòi tai, ngay vị trí dưới vòi Eustache. Đây là amidan có ít tổ chức Lympho và cũng ít được chú ý đến khi nhắc đến amidan.

Amidan khẩu cái

Amidan khẩu cái sẽ gồm có 2 amidan hình ô van màu hồng, có kích thước to nhỏ tùy thuộc vào độ tuổi con người. Vị trí của amidan này nằm ở hai bên phải và trái trong hố amidan của thành bên họng. Đây là amidan lớn nhất trong vòng bạch huyết Waldayer và cũng là amidan duy nhất con người có thể quan sát bằng mắt thường khi dùng đèn soi vào. Amidan khẩu cái gồm 2 trụ là trụ trước và sau, bề mặt gồm có nhiều hốc sâu. Đây là nơi thực hiện chức năng chính của amidan và cũng là nơi vi khuẩn hay virus dễ xâm nhập gây nên tình trạng viêm amidan.

Amidan lưỡi

Amidan lưỡi chỉ có 1 khối, nằm ở đáy lưỡi. Tương tự như Amidan vòi, đây là nơi tập trung ít tế bào Lympho nhất trong vòng bạch huyết Waldayer. Vòng Waldeyer được hình thành ngay từ trong thai kỳ và phát triển đầy đủ khi trẻ chào đời. Các khối amidan phát triển nhanh về trọng lượng từ lúc trẻ 1 đến 2 tuổi và đạt tốc độ nhanh nhất là lúc 3 – 7 tuổi. Sau đó, các khối này sẽ teo nhỏ lại dần.

Xem thêm: Giải Phẫu Tuyến Tiền Liệt: Cấu Tạo, Vai Trò, Chức Năng Và Bệnh Lý

amidan lưỡi

Chức năng của Amidan

Amidan là cơ quan lympho lớn của cơ thể người. Vai trò của amidan là miễn dịch có lợi cho cơ thể. Khi cơ thể bị xâm nhập bởi các tác nhân gây bệnh về đường hô hấp (vi khuẩn, virus…), vai trò của amidan là tiết ra kháng thể và các lympho bào giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Bình thường amidan vòm (VA) dày khoảng 2mm, không thể cản trở đường thở. VA tuy mỏng nhưng xếp thành nhiều nếp nên diện tiếp xúc của nó rất rộng. Nhiệm vụ của nó là nhận diện vi khuẩn, tạo kháng thể và tiêu diệt vi khuẩn khi chúng tái xâm nhập.

Khi chúng ta hít vào qua mũi, không khí sẽ tiếp xúc với VA trước khi vào phổi. Vi khuẩn trong không khí bám vào bề mặt tiếp xúc rộng của VA. Các tế bào bạch cầu đang chờ sẵn ở đây sẽ bắt giữ và nhận diện vi khuẩn để tạo ra được kháng thể.

Kháng thể này được nhân lên và đưa đi khắp nơi, nhưng tập trung nhiều nhất ở vùng mũi họng, tạo miễn dịch tại chỗ chống lại vi khuẩn khi chúng tái nhiễm trở lại. Vai trò của VA nói riêng và vai trò của amidan nói chung rất quan trọng trong các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở cơ thể người.

KHÓA HỌC GIẢI PHẪU TRỰC TUYẾN (-40%)

Bệnh lý liên quan tới amidan

Cấu tạo của amidan khá đa dạng và tiếp xúc đầu tiên với các tác nhân gây bệnh nên bộ phận này dễ bị viêm nhiễm. Mặt khác do amidan gồm có nhiều hốc, nếp gấp nên đây sẽ là nơi lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ, làm các bệnh viêm trở nên nặng với tốc độ nhanh hơn nếu không kịp thời điều trị. 

bệnh lý về amidan

Nếu như viêm amidan thông thường thì việc điều trị khá đơn giản nhưng để bệnh tiến triển thành viêm amidan mạn tính, thậm chí là ung thư thì chữa trị lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở amidan khẩu cái sẽ tạo nên viêm amidan. Theo đó, bệnh được chia làm 2 loại: Viêm amidan cấp tính và viêm amidan mạn tính có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, trong đó hay gặp nhất là trẻ 3-5 tuổi. Viêm amidan nếu tái đi tái lại nhiều sẽ là một trong những nguyên nhân khiến amidan to lên, gây bít tắc đường thở hoặc tình trạng ngủ ngáy, thở bằng miệng, ngủ hay thức giấc. Người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập và sinh hoạt thậm chí gây ra ngừng thở lúc ngủ ở trẻ em.

Viêm amidan cấp tính

Viêm amidan cấp tính có những triệu chứng như: Sốt cao trên 39 độ, đau họng, nuốt khó, nhức đầu, mệt mỏi. Kèm theo đó, người bệnh có thể gặp tình trạng rối loạn tiêu hoá như đau bụng, nôn, buồn nôn. Amidan khẩu cái khi bị bệnh sẽ sưng to, viêm đỏ, đôi khi quan sát có các hốc mủ trên bề mặt, hạch cổ sưng đau. Bệnh cần được điều trị kịp thời nếu không có thể chuyển thành viêm amidan mạn tính, viêm amidan quá phát thể bít tắc hoặc lây sang các cơ quan khác như tai (viêm tai giữa…), họng (viêm họng, viêm thanh quản..), phổi (viêm phổi, viêm phế quản)…

bệnh viêm amidan

Viêm amidan mạn tính

Khác với viêm amidan cấp tính, viêm amidan mạn tính có dấu hiệu là nhiều đợt cấp tái phát (thường 4-5 đợt/năm), đau họng tái lại nhiều lần, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức mình mẩy, hơi thở có mùi hôi. Ở những người có tiền sử bị bệnh viêm xoang, viêm tai giữa mạn tính, bệnh thường nặng lên khi có viêm amidan tái phát. Trong trường hợp nếu như viêm amidan mạn tính kéo dài trên 4 tuần, người bệnh có thể gặp phải tình trạng khó nuốt, hạch cổ sưng đau, nuốt thấy vướng và đau tai. Nếu như bị bệnh, viêm mạn tính thường to, niêm mạc đậm màu hơn, có thể có mủ chảy ra từ các hốc amidan và có chứa các hạt màu trắng như hạt gạo ở các khe trên bề mặt amidan.

Viêm Amidan vòm

Viêm amidan vòm (viêm VA)  là tình trạng viêm xảy ra tại amidan vòi và vòm họng do virus như cúm, ho gà… hoặc vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu… gây ra. Viêm VA có dấu hiệu đặc trưng bệnh là chảy dịch mũi từ trong suốt tới xanh vàng, đặc dính dai dẳng. Với bệnh viêm VA cấp, người bệnh có thể sốt nhẹ đột ngột, ít khi sốt cao như viêm Amidan, nghẹt mũi, dịch mũi chảy xuống họng và dính vào bề mặt amidan. Và đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bỏ bú, biếng ăn. Viêm VA sẽ thường ít gặp ở người trưởng thành vì khi lớn, VA teo nhỏ lại và ít bị viêm nhiễm hơn.

amidan vòm

Một số biện pháp bảo vệ Amidan

Để bảo vệ amidan một cách tốt nhất, các biện pháp được áp dụng phổ biến bao gồm:

Giữ vệ sinh không gian nhà ở

Thường xuyên dọn dẹp không gian nhà ở, tăng cường lưu thông khí trong nhà đặc biệt là phòng ngủ sẽ giúp loại bỏ tối đa virus, vi khuẩn tích tụ. Điều này giảm thiểu những tác nhân gây ra các vấn đề về đường hô hấp cho bạn và gia đình. 

Giữ ấm cổ họng

Phương pháp đơn giản nhưng lại rất hiệu quả cho những người có bệnh lý hô hấp, amidan, tai mũi họng. Bên cạnh đó, để giữ cổ họng ấm, việc hạn chế các đồ uống lạnh như nước đá, bia, kem… đặc biệt là vào những thời điểm giao mùa là rất quan trọng. 

hãy giữ ấm cổ họng

Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ

Đánh răng đều đặn ít nhất ngày 2 lần, súc miệng nước muối thường xuyên giúp ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn, virus qua khoang miệng. Điều này cũng giúp hạn chế hơi thở có mùi, nhất là trong các đợt viêm amidan viêm VA.

Tăng cường đề kháng

Đây là phương pháp hiệu quả được nhiều người áp dụng, nhất là cho trẻ nhỏ. Bên cạnh việc sử dụng các sản phẩm có chứa immunoglobulin để tăng cường miễn dịch, việc bổ sung đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là vitamin C thông qua ăn uống hàng ngày cũng rất quan trọng. Ngoài ra, luyện tập, duy trì tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày cũng là cách tốt để tăng đề kháng cho cơ thể. 

tăng cường bảo vệ sức khỏe

Kết luận

Mong rằng bài viết trên của MedUC phần nào giúp bạn bớt tốn thời gian và khó khăn trong quá trình tìm hiểu về kiến thức giải phẫu amidan. Để học tốt bộ môn giải phẫu, việc có người hướng dẫn, đồng hành và giải đáp mọi lúc mọi nơi là vô cùng cần thiết. Tham khảo ngay khóa học Giải phẫu của MedUC đứng lớp bởi những giảng viên là bác sĩ, thạc sĩ chuyên ngành có nhiều năm kinh nghiệm ngay để đạt thành tích cao môn học khó này nhé! Chi tiết liên hệ: 

 

ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL
Đăng ký để nhận những kiến thức về y khoa được gửi qua email từ MedUC (Hoàn toàn miễn phí)
Gửi Yêu Cầu
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Theo chuyên gia, viêm amidan thông thường sẽ không nguy hiểm cho đến khi xảy ra những biến chứng, nhất là lúc bệnh có nguyên nhân từ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A. 

 

Theo như chia sẻ của Viện Huyết Học, chỉ nên cắt amidan trong những trường hợp sau: Bệnh nhân hay bị viêm hoặc tái phát nhiều từ 5-6 lần trong một năm, bệnh nhân bị áp xe, viêm amidan gây nên những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nặng như thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận.

"Tất cả tài liệu được up lên tại Meduc.vn, với mục tiêu giúp bạn có thể học mọi lúc mọi nơi, mọi nơi và hoàn toàn miễn phí. Nếu có vấn đề liên quan tới bản quyền xin phép liên hệ tới mail: Meduc.vn@gmail.com để được hỗ trợ. Chân thành cám ơn"
Notice (8): Undefined index: image_avatar [/home/kbbcutgf/public_html/tmp/cache/views/fbd3260556164def73f4e4e72b6c21bfc44b2db3_0.file.view_tacgia.tpl.php, line 36]
Notice (8): Undefined index: ArticlesContent [/home/kbbcutgf/public_html/tmp/cache/views/fbd3260556164def73f4e4e72b6c21bfc44b2db3_0.file.view_tacgia.tpl.php, line 36]
Notice (8): Trying to access array offset on value of type null [/home/kbbcutgf/public_html/tmp/cache/views/fbd3260556164def73f4e4e72b6c21bfc44b2db3_0.file.view_tacgia.tpl.php, line 36]
Tác giả

Bài viết liên quan

Giải Phẫu
Sinh Lý
Tiếng anh y khoa
Hóa Sinh
Nội Khoa
Ngoại khoa
sản khoa
Nhi Khoa
Khóa ECG