NHỮNG BỠ NGỠ KHI SINH VIÊN Y LẦN ĐẦU ĐI LÂM SÀNG

Đi lâm sàng, trực ngày đêm là “đặc sản” không thể thiếu của sinh viên y. Bệnh viện chẳng khác gì ngôi nhà thứ hai – nơi chúng ta dành phần lớn thời gian để học tập, thực hành, thậm chí là ăn ngủ. Nhưng lần đầu bước vào bệnh viện, chắc hẳn ai cũng có những bỡ ngỡ và không tránh khỏi những sai lầm. Dưới đây là một số trải nghiệm thực tế mà MedUC muốn chia sẻ với bạn:

1. Không dám đối mặt với bệnh nhân - Sinh viên Y đi lâm sàng

nhung-bo-ngo-khi-sinh-vien-y-lan-dau-di-lam-sang
Mang trên mình chiếc cầu vai xanh và phong thái rụt rè đi theo sau các bác đã là một ấn tượng không đẹp với bệnh nhân, chưa kể việc cầm mỗi quyển sổ tay vào để hỏi bệnh triền miên khiến bệnh nhân cũng phần nào rất “ngán” bọn xì trum này, vì vậy lúc đầu mình thấy áp lực và sợ tiếp xúc với bệnh nhân, ấp úng hỏi bệnh thiếu đủ chỗ. Bí quyết ở đây là “Fake it until you make it”, hãy cứ tỏ ra tự tin (dù trong đầu có thể không có chữ nào) nhưng mà phong thái quyết định tất cả, hãy niềm nở và chân thành với bệnh nhân và nhớ cũng đừng quá thân thành ra ngồi tám chuyện đến trưa với họ nhé.

2. Có nên “né” công tác điều dưỡng?

Nhiều sinh viên y, sau khi trải qua thời gian đi theo điều dưỡng, thường tìm cách tránh mỗi khi nghe tiếng xe tiêm lăn bánh. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội tốt để tiếp cận bệnh nhân. Khi hỗ trợ đo huyết áp, tiêm thuốc, truyền dịch, sinh viên không chỉ rèn luyện kỹ năng thủ thuật mà còn tạo được mối quan hệ tốt với bệnh nhân.

Một nguyên tắc quan trọng trong lâm sàng là: có qua có lại. Khi sinh viên giúp đỡ bệnh nhân, họ cũng sẽ sẵn sàng chia sẻ nhiều hơn về bệnh của mình. Điều này giúp việc khai thác bệnh sử trở nên dễ dàng và thực tế hơn rất nhiều so với chỉ hỏi trên lý thuyết.

Thay vì né tránh, hãy chủ động quan sát và học hỏi từ điều dưỡng. Họ có kinh nghiệm thực tế trong chăm sóc bệnh nhân, hiểu rõ diễn biến lâm sàng và có thể giúp sinh viên tiếp cận bệnh nhân một cách hiệu quả hơn. Khi biết kết hợp giữa kỹ năng thủ thuật và giao tiếp, sinh viên y sẽ tiến bộ nhanh hơn rất nhiều khi đi lâm sàng.

>>>Xem thêm: Bí kíp học ECG hiệu quả

3. Đi theo không kịp các bác sĩ khám

nhung-bo-ngo-khi-sinh-vien-y-lan-dau-di-lam-sang

Đây là sai lầm phổ biến khi đi lâm sàng là không nắm rõ quy trình làm việc của khoa, đặc biệt là giờ giao ban và lịch khám bệnh. Mỗi khoa có đặc thù riêng, nhưng sinh viên Y cần biết ai là bác sĩ phụ trách bệnh phòng của mình, thời gian bác sĩ khám bệnh và lịch giao ban để chủ động sắp xếp việc học.

Kinh nghiệm quan trọng là luôn đến bệnh viện sớm, tìm hiểu lịch trình làm việc của khoa và hỏi bệnh nhân trước khi bác sĩ đến. Điều này giúp sinh viên có thời gian phân tích bệnh án và chuẩn bị tốt hơn khi trình bày với bác sĩ. Ngoài ra, đừng ngại hỏi các anh chị nội trú hoặc bác sĩ hướng dẫn để hiểu thêm về cách tiếp cận bệnh nhân và quy trình làm việc.

Chủ động, quan sát và học hỏi là chìa khóa giúp sinh viên y theo kịp nhịp độ làm việc tại bệnh viện. Khi đã quen với môi trường lâm sàng, việc theo dõi bệnh nhân và tham gia vào quá trình điều trị sẽ trở nên hiệu quả hơn.

>>>Xem thêm: Chinh Phục Vấn Đáp Lâm Sàng Ngoại Khoa

4. Không biết cách trình bệnh phòng

nhung-bo-ngo-khi-sinh-vien-y-lan-dau-di-lam-sang

Nguyên tắc trình khi đi lâm sàng bệnh thường gồm: hành chính, lý do vào viện, bệnh sử, khám lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán sơ bộ. Nếu không tuân theo trình tự này, việc báo cáo sẽ rối rắm, khó theo dõi.

Sai lầm này thường xuất phát từ cách hỏi bệnh chưa chặt chẽ. Sinh viên dễ bị bệnh nhân kể lan man, đôi khi còn bị "lừa" với thông tin thiếu chính xác. Hậu quả là thu thập dữ kiện không đầy đủ, dẫn đến trình bày thiếu logic.

Kinh nghiệm quan trọng là luôn ghi chép cẩn thận, bám sát trình tự hỏi bệnh, phân loại triệu chứng theo nhóm. Khi trình bệnh, cần nói mạch lạc, đủ ý, tránh cảm xúc cá nhân. Nếu chưa quen, hãy luyện tập với bạn bè hoặc ghi âm để cải thiện.

Trình bệnh tốt không chỉ giúp sinh viên gây ấn tượng với bác sĩ mà còn nâng cao tư duy lâm sàng, giúp việc đi lâm sàng hiệu quả hơn.

5. Không biết kết hợp lý thuyết với lâm sàng thực tế

Học trên trường, trên sách là thế nhưng lâm sàng sẽ cho bạn thấy nó hoàn toàn khác, đừng cố bám dính vào lý thuyết nhưng cũng đừng chăm bẵm vào lâm sàng và không đọc sách để củng cố kiến thức lại.
Điều này khiến kiến thức của bạn trở nên rời rạc và học đến đâu quên đến đó. Hãy đặt mục tiêu trước khi bước vào khoa (Mình sẽ học bệnh gì? Mình sẽ tiếp cận bệnh này như thế nào? Bệnh này có triệu chứng gì và cơ chế, nguyên nhân do đâu?) và đặc biệt là phải note lại những triệu chứng, bệnh lý mình khám được, những keyword quan trọng để còn về nhà học lại.
Sau đây là những kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm của mình sau một thời gian đi bệnh viện hy vọng sẽ phần nào giúp bạn trong việc học tập của mình, còn bạn thì sao? Hãy chia sẻ cho mình biết bên dưới nhé

Cùng MedUC học Nội Khoa COPD - Chẩn Đoán Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mãn Tính

Stk duy nhất: 9339308997, Vietcombank, NGO NGHIA DUC

Zalo/ Sđt: 0339.308.997

ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL
Đăng ký để nhận những kiến thức về y khoa được gửi qua email từ MedUC (Hoàn toàn miễn phí)
Gửi Yêu Cầu
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
"Tất cả tài liệu được up lên tại Meduc.vn, với mục tiêu giúp bạn có thể học mọi lúc mọi nơi, mọi nơi và hoàn toàn miễn phí. Nếu có vấn đề liên quan tới bản quyền xin phép liên hệ tới mail: Meduc.vn@gmail.com để được hỗ trợ. Chân thành cám ơn"
Notice (8): Undefined index: image_avatar [/home/kbbcutgf/public_html/tmp/cache/views/fbd3260556164def73f4e4e72b6c21bfc44b2db3_0.file.view_tacgia.tpl.php, line 36]
Notice (8): Undefined index: ArticlesContent [/home/kbbcutgf/public_html/tmp/cache/views/fbd3260556164def73f4e4e72b6c21bfc44b2db3_0.file.view_tacgia.tpl.php, line 36]
Notice (8): Trying to access array offset on value of type null [/home/kbbcutgf/public_html/tmp/cache/views/fbd3260556164def73f4e4e72b6c21bfc44b2db3_0.file.view_tacgia.tpl.php, line 36]
Tác giả

Bài viết liên quan

Giải Phẫu
Sinh Lý
Tiếng anh y khoa
Hóa Sinh
Nội Khoa
Ngoại khoa
sản khoa
Nhi Khoa
Khóa ECG