KINH NGHIỆM KHI TIẾP CẬN BỆNH NHÂN KHÓ THỞ CHO SINH VIÊN Y ĐI LÂM SÀNG

Khó thở là một tình trạng phổ biến mà chúng ta có thể gặp ở hầu hết các chuyên khoa, từ nội khoa, ngoại khoa, hô hấp, tim mạch cho đến cấp cứu. Tình trạng này không chỉ là triệu chứng thường thấy, mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm đe dọa tính mạng. Chính vì vậy, việc nắm vững các bước chẩn đoán và xử trí ban đầu khó thở là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các bác sĩ, đặc biệt là các bạn sinh viên y trong giai đoạn đi lâm sàng. Hãy cùng Meduc tìm hiểu kỹ hơn về cách tiếp cận chẩn đoán và xử trí khó thở để trang bị thêm kiến thức cho bản thân nhé!

Làm sao để sinh viên Y tiếp cận chẩn đoán khó thở một cách hệ thống mà không bỏ sót khi đi lâm sàng?

Dưới đây là quy trình thường hay áp dụng khi tiếp cận bệnh nhân khó thở, đặc biệt sau khi đã gặp nhiều ca, bao gồm cả những trường hợp rất nặng trên lâm sàng. Với sinh viên y trong giai đoạn đi lâm sàng, việc tiếp cận một cách hệ thống là rất quan trọng để không bỏ sót chẩn đoán và xử trí kịp thời. Khó thở không chỉ là triệu chứng phổ biến mà còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm, vì vậy, hãy luôn ưu tiên đánh giá cấp cứu trước, sau đó tìm nguyên nhân dựa trên các nhóm cơ quan như tim, phổi và các yếu tố toàn thân.

1. Loại trừ các bệnh cảnh nguy hiểm trước tiên

kinh-nghiem-khi-tiep-can-benh-nhan-kho-tho-cho-sinh-vien-y-di-lam-sang

Khi gặp bệnh nhân có dấu hiệu thở nhanh (>20 lần/phút), thở gắng sức (co kéo gian sườn, hõm ức) hoặc SpO2 tụt (<94% khi thở khí trời), điều đầu tiên chúng ta cần làm là nhanh chóng đánh giá và can thiệp ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

  • Thở oxy: Nhanh chóng cho bệnh nhân thở oxy qua mũi hoặc mặt nạ để cải thiện tình trạng thiếu oxy máu. Lựa chọn dụng cụ thở oxy phù hợp tùy vào mức độ suy hô hấp.
  • Đo sinh hiệu: Kiểm tra nhịp tim, huyết áp, nhịp thở, và SpO2 để đánh giá toàn diện tình trạng hiện tại. Đây là bước cực kỳ quan trọng để phát hiện sớm các biến chứng đe dọa tính mạng.
  • Đánh giá tình trạng tỉnh táo: Kiểm tra mức độ nhận thức, dấu hiệu lơ mơ hoặc kích thích có thể cảnh báo suy hô hấp tiến triển nặng hơn.
  • Kiểm tra huyết động: Tìm các dấu hiệu tụt huyết áp, mạch nhanh hoặc quá chậm, mạch yếu. Nếu có rối loạn huyết động, cần xử trí ngay bằng bù dịch, thuốc vận mạch, hoặc các biện pháp hỗ trợ khác.

Việc ưu tiên xử lý khó thở cấp cứu giúp bệnh nhân ổn định nhanh chóng, tạo tiền đề cho quá trình tìm kiếm và điều trị nguyên nhân tiếp theo. Sinh viên y nên ghi nhớ các bước này khi đi lâm sàng để không lúng túng trong tình huống nguy cấp.

>>>Xem thêm: Sinh viên Y3,Y4 học những môn gì?

2. Xác định nguyên nhân gây khó thở

kinh-nghiem-khi-tiep-can-benh-nhan-kho-tho-cho-sinh-vien-y-di-lam-sang

Sau khi ổn định bệnh nhân, chúng ta tiến hành tìm nguyên nhân.

Phân loại nguyên nhân theo cơ quan:

  • Tim: Suy tim cấp, tràn dịch màng ngoài tim.
  • Phổi:
    • Khó thở do phế quản: Hen, COPD (có tiền sử, khó thở chậm, co kéo cơ hô hấp phụ, rales rít ngáy).
    • Khó thở do nhu mô phổi/màng phổi: Tràn dịch, tràn khí màng phổi (khó thở đột ngột, đau ngực dữ dội, giảm thông khí – cần chụp X-quang sớm).
  • Cơ quan khác:
    • Não: Rối loạn trung tâm hô hấp.
    • Gan: Hội chứng não gan, suy hô hấp do bệnh lý gan mạn.
    • Thận: Tăng ure huyết, rối loạn điện giải trong suy thận mạn.
    • Nội tiết, thuốc: Nhiễm toan ceton (ĐTĐ), thuốc an thần gây ức chế hô hấp.

Các bước chẩn đoán cụ thể:

  • Nếu nguyên nhân từ tim:

    Nếu là suy tim cấp, tràn dịch màng ngoài tim: Bệnh nhân thường có rối loạn huyết động, Tĩnh mạch cổ nổi, phù chi dưới hoặc phù phổi tuỳ thể suy tim. Khám dễ thấy tiếng tim bất thường (mờ, T3, T4). Nhanh chóng đo ECG tại giường, các marker Troponin T-hs , pro-BNP, siêu âm tim tại giường để xác định

  • Nếu nguyên nhân từ phổi:

    Nếu có nguyên nhân từ phổi: Bệnh nhân tiền sử bệnh phổi (hen, COPD), khó thở chậm, co kéo cơ hô hấp phụ. Rales rít ngáy là đặc sản của bệnh lý gây co thắt phế quản. Hoặc giảm thông khí và đau ngực dữ dội có thể liên quan đến tràn dịch/ tràn khí màng phổi. Cần XQ ngực sớm để chẩn đoán

Sau khi xác định khó thở không phải do tim hay phổi, hãy chuyển sang tìm nguyên nhân khác. Lúc này đã ổn định được tuần hoàn, hô hấp nên việc xử lý bệnh cũng sẽ đỡ lo hơn

>>>Xem thêm: Tìm hiểu lâm sàng nội khoa nền tảng

Kết luận

kinh-nghiem-khi-tiep-can-benh-nhan-kho-tho-cho-sinh-vien-y-di-lam-sang

Trên đây là những kinh nghiệm cá nhân của tôi khi tiếp cận bệnh nhân khó thở, đặc biệt dành cho các bạn sinh viên y trong giai đoạn đi lâm sàng. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn, từ đó tự tin hơn trong việc đánh giá và xử trí những ca khó thở, kể cả những trường hợp cấp cứu. Đây chỉ là một phần nhỏ trong kiến thức lâm sàng rộng lớn, vì vậy, hãy luôn trau dồi và học hỏi thêm từ thực tế. Meduc mong nhận được những chia sẻ và ý kiến đóng góp từ các bạn để cùng nhau hoàn thiện và nâng cao kỹ năng chẩn đoán, xử trí bệnh lý trong y khoa! ?

Cùng MedUC Nội Khoa - Tổng Quan Và Định Nghĩa Về Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mãn Tính COPD

Stk duy nhất: 9339308997, Vietcombank, NGO NGHIA DUC

Zalo/ Sđt: 0339.308.997

ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL
Đăng ký để nhận những kiến thức về y khoa được gửi qua email từ MedUC (Hoàn toàn miễn phí)
Gửi Yêu Cầu
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
"Tất cả tài liệu được up lên tại Meduc.vn, với mục tiêu giúp bạn có thể học mọi lúc mọi nơi, mọi nơi và hoàn toàn miễn phí. Nếu có vấn đề liên quan tới bản quyền xin phép liên hệ tới mail: Meduc.vn@gmail.com để được hỗ trợ. Chân thành cám ơn"
Notice (8): Undefined index: image_avatar [/home/kbbcutgf/public_html/tmp/cache/views/fbd3260556164def73f4e4e72b6c21bfc44b2db3_0.file.view_tacgia.tpl.php, line 36]
Notice (8): Undefined index: ArticlesContent [/home/kbbcutgf/public_html/tmp/cache/views/fbd3260556164def73f4e4e72b6c21bfc44b2db3_0.file.view_tacgia.tpl.php, line 36]
Notice (8): Trying to access array offset on value of type null [/home/kbbcutgf/public_html/tmp/cache/views/fbd3260556164def73f4e4e72b6c21bfc44b2db3_0.file.view_tacgia.tpl.php, line 36]
Tác giả

Bài viết liên quan

Giải Phẫu
Sinh Lý
Tiếng anh y khoa
Hóa Sinh
Nội Khoa
Ngoại khoa
sản khoa
Nhi Khoa
Khóa ECG