Kinh nghiệm học giải phẫu cho sinh viên Y
Nếu bạn là sinh viên Y và đang sợ hãi môn học giải phẫu thì bạn cần biết rằng có rất nhiều người cũng cùng chung suy nghĩ như bạn. Tuy vậy, sinh viên Y bắt buộc phải học môn giải phẫu vì đây chính là môn học cơ sở. Bởi rõ ràng, không một bác sĩ nào có thể khám, chẩn đoán hay điều trị (và đặc biệt là phẫu thuật) cho người bệnh mà không nắm được giải phẫu học. Do đó, việc học nghiêm túc với môn giải phẫu là vô cùng cần thiết. Chỉ cần người học nỗ lực và cố gắng, không phải là không có cách để học tốt môn này, hãy tìm hiểu thêm các kinh nghiệm thi chạy trạm giải phẫu từ các giảng viên, anh chị khoá trên hay tài liệu trên Internet.
Xem thêm: Giải Phẫu Chức Năng Khớp Thái Dương Hàm, Rối Loạn TMJ Phải Làm Sao?
Cách học môn Giải phẫu
Ở bất cứ môn nào cũng vậy, nếu muốn học tốt thì điều đầu tiên người học cần sự quyết tâm. Học hết sức và chơi hết mình là bản lĩnh của sinh viên Y Dược thực thụ. Sinh viên không nên chỉ vùi đầu vùi cổ vào sách vở mà cần cân bằng giữa việc học và cuộc sống. Học vào khoảng thời gian thời gian lý tưởng (tạm gọi là giờ vàng) vừa giúp tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả và nhớ lâu hơn bình thường.
Vì lượng kiến thức của môn Giải phẫu khá “nặng đô” nên không ai có thể học thuộc hết trong vòng một ngày hay một tuần. Sinh viên nếu muốn nắm vững kiến thức thì cần có thời gian và sự nỗ lực nhất định. Đừng bao giờ để gần tới ngày thi mới học, hay cố gắng “nhồi nhét” trước hôm đi thi. Làm như thế không những không thu về hiệu quả mà sẽ gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến các môn thi sau đó.
Bên cạnh đó, việc luyện tập thực hành giải phẫu mỗi ngày cũng sẽ giúp sinh viên nhanh lên tay và nhớ kiến thức lâu hơn. Vì mỗi cách học đều có ưu, nhược điểm riêng nên người học cũng cần biết cách kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương pháp lại với nhau. Để đạt được điểm số cao, sinh viên cần khai thác đa dạng các công cụ từ: sách, bài giảng, atlas, mô hình, thi thể, quan sát thực tế, học hỏi kinh nghiệm từ những người giỏi… Ngoài ra, việc ghi chép sao cho dễ nhớ như liệt kê các ý chính trước, nội dung chi tiết phía sau, trình bày khoa học cũng đóng vai trò quan trọng. Những lần đọc đầu nên ghi chi tiết nhiều nội dung hơn, càng về sau ghi càng vắn tắt để khiến não phải cố gắng để nhớ kiến thức vừa học là cách được sử dụng rất phổ biến.
Mục đích của thi chạy trạm giải phẫu
Giống những hình thức thi khác như: tự luận, trắc nghiệm, vấn đáp, xử lý tình huống, báo cáo... thi chạy trạm giải phẫu được dùng để đánh giá kiến thức và năng lực sinh viên khi học thực hành tại lab. Hình thức thi sẽ kiểm tra tương đối chính xác khả năng thực tế của sinh viên.
Ngoài ra, kỳ thi chạy trạm giải phẫu cũng là nguồn thông tin đầu vào chính xác để nhà trường có thể biết được quá trình giảng dạy có hiệu quả hay không.
Bài thi giải phẫu gồm những gì?
Cấu trúc bài thi giải phẫu có hai phần: Lý thuyết trắc nghiệm và Phần thực hành.
Đối với phần thi trắc nghiệm, thí sinh cần có kiến thức sâu, nắm và hiểu vấn đề chứ không thể “học tủ” hoặc ôn tủ vài đề. Thi trắc nghiệm giải phẫu nhìn chung cũng như các môn khác nhưng thí sinh sẽ phải thi với hình thức “ chạy trạm”.
Khi thi, sinh viên cần phải liên tục di chuyển giữa các bàn hay còn gọi là trạm. Các câu hỏi được đặt sẵn ở bàn (thường là 2 câu/bàn), thí sinh đến mỗi bàn theo thứ tự và nối tiếp nhau. Sau khi nhận câu hỏi, thí sinh trả lời vào tờ giấy thi được phát. Thông thường, thời gian để trả lời cho 2 câu là 60 giây ( không phải là 30 giây cho 1 câu). Hình thức thi trên có ưu điểm là sẽ hạn chế việc trao đổi hay quay cóp. Thí sinh đã đi qua bàn tuyệt đối không được quay lại để sửa chữa đáp án.
Tương tự, ở phần thi thực hành, với đề bài được đưa ra, thí sinh sẽ đến mỗi trạm và thực hành trước sự quan sát của giám thị. Thí sinh cần thực hiện đúng các bước theo quy trình cho bệnh nhân thật hoặc trên mô hình mới có điểm. Đúng bước nào sẽ tính điểm bước đó. Hình thức thi này tính rủi ro rất cao vì chỉ cần sai lệch một bước rất có thể sinh viên sẽ sai cả những bước phía sau.
Những câu hỏi cần biết về thi thực hành giải phẫu
Tỷ lệ học lại môn giải phẫu có cao không?
Đối với sinh viên Y dược năm nhất, có thể nói giải phẫu quả là một môn có độ khó bậc nhất. Tuy nhiên, học một môn khó cũng không còn là gì quá xa lạ với sinh viên Y. Bởi lên năm 2, còn rất nhiều môn “nặng đô” khác sẽ xuất hiện như sinh lý, hóa sinh. Vì thế, nếu như đủ chăm chỉ, chịu khó và biết được cách học thông minh thì sinh viên hoàn toàn không cần quá lo lắng sẽ trượt môn hay điểm quá thấp.
Thực hành bao nhiêu buổi? Nội dung thực hiện như thế nào?
Chương trình bao gồm 12 bài thực hành, trong đó: 1 buổi sẽ có trải nghiệm qua 4 phần gồm lý thuyết đầu giờ, tự học, trao đổi giải đáp thắc mắc trên mô hình, tiếp tục tự học và giá buổi cuối cùng.
Hình thức thực hiện buổi đánh giá cuối cùng như thế nào?
Bài kiểm tra sẽ bao gồm 3 phần: điền từ còn thiếu đoạn mô tả (2 điểm), phân tích hình (2 điểm) và chạy trạm mô hình (4 điểm) + 2 điểm chuyên cần = tổng 10 điểm. Thời gian thi là 1 phút/ bàn, trong đó:
-
Phần điền từ: là 1 đoạn bất kỳ trong danh sách bị mất 8 lỗi và yêu cầu các bạn điền vào chỗ trống để hoàn thành đoạn mô tả. Các từ phải điền chủ yếu là các chi tiết giải trí.
-
Phần hình phân tích: gồm có 3 yêu cầu là nêu tên hình ảnh, mô tả hình ảnh đó và nêu ứng dụng có sẵn liên quan. Hai phần này bạn sẽ thực hiện trong 10'.
-
Chạy trạm mô hình: 4 bàn mô hình, mỗi bàn gồm từ 1-nhiều mô hình có các chi tiết được tạo sẵn số lượng. Các bạn được phát 1 tờ giấy kiểm tra có nội dung ghi sẵn cần tìm ở 4 bàn, tới bàn nào thì tìm chi tiết được hỏi xem là số mấy và điền vào bài. Mỗi bàn 5 chi tiết
Chuẩn bị những gì trước khi thi chạy trạm giải phẫu?
Theo kinh nghiệm thi chạy trạm giải phẫu của nhiều sinh viên Y, có một số điều cần chuẩn bị kỹ bao gồm:
-
Học trước nội dung lý thuyết của bài thực hành. Trừ bài xương, cơ sở là chưa được học lý thuyết thì các bài còn lại đã học trên giảng đường nên chủ yếu khi thi sinh viên sẽ tự xác định trên mô hình. Do đó, nếu không nắm được lý thuyết, bài thi thực hành sẽ rất khó đạt điểm cao.
-
Tự kiểm tra lại kiến thức bằng cách hoàn thành bài tập Atlas. Đây là cách hiệu quả để sinh viên nắm được lỗ hổng kiến thức cần bổ sung. Sẽ rất tai hại nếu bài thi ra đúng vào phần sinh viên không nắm kỹ. Vì thế việc tự ôn và kiểm tra lại giúp sinh viên tự tin nhất khi đi thi chạy trạm giải phẫu.
-
Phân tích thử một số hình trong chính cuốn bài tập Atlas. Khi đi thi, sinh viên sẽ đỡ được rất nhiều thời gian tìm kiếm nếu quá trình ôn luyện đã học kỹ cuốn Atlas. Đặc biệt, nếu tập phân tích hình nhiều lần từ trước, việc thi thực hành sẽ dễ dàng và trơn tru hơn vì sinh viên đã quen thuộc phần nào với những mô hình minh họa.
-
Chuẩn bị đầy đủ những vật dụng được yêu cầu như: áo blouse, thẻ sinh viên, giá giáo trình, bài tập Atlas, sổ để chép, và quyển Atlas của Frank Netter.
Dạng trắc nghiệm thường gặp trong thi giải phẫu
Như đã nói ở trên, câu trắc nghiệm trong giải phẫu thuộc dạng MCQ (multiple choice question). Mỗi câu có nhiều (thường là 5) ý trả lời được đưa ra, bạn có nhiệm vụ chọn ý nào hợp lý nhất, đúng nhất cho câu hỏi đó. Và chúng ta thường gặp các dạng câu hỏi sau (có thể có nhiều dạng trong một bài thi).
a. Dạng thứ nhất: 5 ý trả lời gần như tương đương.
Câu hỏi trên có 5 ý gần giống nhau nhưng chỉ có 1 đúng. Đây là dạng dễ nhất, thí sinh dễ dàng nhận ra 1 ý trả lời chắc chắn đúng.
Ví dụ: Cơ thuộc lớp giữa vùng cẳng tay trước là:
a. Cơ sấp tròn.
b. Cơ gấp cổ tay trụ.
c. Cơ gấp cổ tay quay.
d. Cơ gấp các ngón nông.
e. Cơ sấp vuông.
Nếu thuộc bài, thí sinh sẽ biết lớp giữa vùng cẳng tay trước có 1 cơ là cơ gấp các ngón nông. Lúc này, chỉ cần tìm ngay câu trả lời đúng và xong.
b. Dạng thứ hai: Gần giống dạng thứ nhất nhưng có thể phát sinh thêm ý trả lời cần suy nghĩ, ý trả lời đó thường là tập hợp các ý trước.
Ví dụ: Cơ thuộc lớp sâu vùng cẳng tay trước là:
a. Cơ sấp vuông.
b. Cơ gấp ngón cái dài.
c. Cơ sấp tròn.
d. a và b đúng.
e. a, b và c đúng.
Cơ sấp vuông thuộc lớp sâu vùng cẳng tay trước. Nhưng lúc này bạn chưa thể chọn a vì câu d gồm cả a và b, nếu b cũng đúng thì sao? Câu e lại gồm a, b và c và nếu c cũng đúng luôn thì sao? Vậy ta cần xem xét b, nếu b sai thì chọn a. Nếu b đúng thì bạn lại tiếp tục xem c có đúng không. Dạng câu hỏi trên hiện đang dần dần bị hạn chế vì không còn phù hợp, gây rắc rối mà không đánh giá đúng khả năng của người học.
c. Dạng thứ ba: dạng tập hợp tương đối khó, phải suy nghĩ khi đọc từng ý rồi tập hợp lại.
Một ví dụ của dạng này:
Chọn a nếu 1, 2 và 3 đúng.
Chọn b nếu 1 và 3 đúng.
Chọn c nếu 2 và 4 đúng.
Chọn d nếu chỉ 4 đúng.
Chọn e nếu tất cả đều đúng .
Gan:
1. Nằm một phần ở tầng trên và một phần ở tầng dưới mạc treo kết tràng ngang.
2. Di động theo nhịp thở dù có nhiều phương tiện cố định.
3. Có dây chằng liềm được xem là khe giữa ở mặt hoành.
4. Vùng túi mật không có phúc mạc phủ.
Để trả lời được câu này, bạn cần phải biết chắc chắn ý nào đúng, ý nào sai. Lúc này, bạn có thể suy luận như sau:
-
Nếu 1 sai, có 2 trường hợp c, d. Lúc này chỉ cần xem xét ý 2. 2 mà sai chỉ còn chọn d (chỉ có 4 đúng). Nếu 2 đúng thì chọn c ( 2 và 4 đúng).
-
Nếu 1 đúng thì có thể là a, b, e. Bạn xét xem 2 có đúng không, nếu 2 sai thì thôi, chọn nhanh lên: b (1 và 3 đúng). Nếu 2 đúng, lại phải xem 4, 4 đúng bạn chọn e, 4 sai bạn cho a. Rắc rối nhỉ!
d. Dạng thứ tư: Câu có dạng “nhân – quả”.
Dạng này có hai mệnh đề A và B, mệnh đề nào đúng và giữa chúng có sự liên quan không. Để trả lời được câu hỏi dạng này, ngoài thuộc và hiểu bài, thí sinh cần có tư duy suy luận:
Câu sau là câu liên quan nhân – quả, chọn:
a. nếu (A) đúng, (B) đúng, (A) và (B) có liên quan nhân quả
b. nếu (A) đúng, (B) đúng, (A) và (B) không liên quan nhân quả
c. nếu (A) đúng (B) sai
d. nếu (A) sai (B) đúng
e. nếu (A) sai (B) sai.
(A) Bình thường, khi khám bụng, ta dễ dàng sờ và nhận biết được lách, BỞI VÌ: (B) Lách có bờ răng cưa rất đặc trưng.
Nếu đọc nhanh câu này, thấy “bờ răng cưa” là nghĩ ngay đến lách và bạn nghĩ rằng sẽ dễ dàng nhận ra lách khi khám bụng nhờ bờ răng cưa của nó. Bạn vội vàng chọn a. Bạn đã sai. Trường hợp này, mệnh đề A không đúng. Mặc dù lách có bờ răng cưa, nhưng chúng ta không sờ được lách trong trường hợp bình thường mà chỉ sờ được lách cũng như bờ răng cưa của nó khi nó to ra (bệnh lý).
Rõ ràng, hai dạng sau cùng là khá khó và thật sự rắc rối. Nhưng, may mắn thay, các dạng này chiếm tỉ lệ thấp trong đề thi. Ngoài ra, còn nhiều dạng khác như ghép cặp, sơ đồ, hình vẽ,… nhưng khá hiếm.
Những câu hỏi thường gặp về kinh nghiệm thi chạy trạm giải phẫu
Thi chạy trạm giải phẫu là gì?
Thi chạy trạm hay còn gọi là Khám lâm sàng có cấu trúc khách quan (OSCE). Đây là một hình thức thi thường được sử dụng trong các trường đào tạo ngành Y - Dược. Bài thi được thiết kế để đánh giá tổng quát năng lực của sinh viên từ kỹ năng lâm sàng và kỹ năng khác như khám kê đơn trong tình huống được mô phỏng giống như thực tế. Thí sinh có thể được thực hành trên mẫu hoặc bệnh nhân thật.
App thi chạy trạm giải phẫu?
Sinh viên có thể tham khảo một số App như: Anki, FA quiz và học trên website MedUC để được làm thử trắc nghiệm và chữa chi tiết!
Kết luận
Giải phẫu đã khó mà thi chạy trạm giải phẫu còn khó và áp lực hơn gấp nhiều lần. Mong rằng qua bài viết trên, MedUc đã giúp các bạn sinh viên Y - Dược hiểu rõ hơn và biết một số kinh nghiệm thi chạy trạm giải phẫu được chia sẻ phổ biến.
Nếu bạn đang là sinh viên Y và muốn ôn tập hiệu quả môn giải phẫu, đăng ký ngay lớp học Giải phẫu của MedUC để được học cùng các giảng viên vô cùng chất lượng nhé! Thông tin chi tiết tại:
Fanpage: m.me/TrungtamdaotaoykhoamedUC.vn/
Số điện thoại: 0339308997
Mail: Meduc.vn@gmail.com
YouTube: Trung Tâm Đào Tạo Y Khoa Meduc.vn
Website: Meduc.vn