Giáo trình “Bài Giảng Giải Phẫu Bệnh 2020 – ĐH Y Khoa PNT” gồm các nội dung chính sau:
PHẦN I: GIẢI PHẪU BỆNH ĐẠI CƯƠNG
- GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC GIẢI PHẪU BỆNH
- TỔN THƯƠNG CƠ BẢN CỦA TẾ BÀO VÀ MÔ
- VIÊM VÀ SỬA CHỮA
- TỔN THƯƠNG HUYẾT QUẢN – HUYẾT
- BỆNH LÝ U
PHẦN II: GIẢI PHẪU BỆNH CHUYÊN BIỆT
- BỆNH LÝ HỆ TIM MẠCH
- BỆNH LÝ HỆ PHỔI – MÀNG PHỔI
- BỆNH LÝ ỐNG TIÊU HOÁ
- BỆNH LÝ GAN
- BỆNH LÝ THẬN
- BỆNH LÝ HỆ SINH DỤC NỮ – MÀNG BỤNG
- BỆNH LÝ TUYẾN VÚ
- BỆNH LÝ HỆ SINH DỤC NAM
- BỆNH LÝ TUYẾN GIÁP
- BỆNH LÝ THẬN
- BỆNH LÝ HẠCH LIMPHÔ
- BỆNH LÝ XƯƠNG – KHỚP – PHẦN MỀM
Đọc thêm
Giải phẫu bệnh học, còn gọi là bệnh học, là môn học nghiên cứu về các tổn thương của tế bào, mô và các cơ quan trong các trạng thái bệnh lý khác nhau.
Theo truyền thống, môn giải phẫu bệnh được chia thành 2 phần:
- Giải phẫu bệnh đại cương, nghiên cứu về các tổn thương cơ bản của tế bào và mô, là cơ sở chung cho mọi loại bệnh lý của các cơ quan và các hệ thống khác nhau. Thí dụ phản ứng viêm cấp là một tổn thương cơ bản, cơ sở chung của viêm ruột thừa cấp, viêm phổi thùy…
- Giải phẫu bệnh chuyên biệt, nghiên cứu về các bệnh lý riêng biệt của từng cơ quan hoặc hệ thống. Thí dụ như bệnh lý phổi, bệnh lý da…
Tuy nhiên, mục đích tối hậu của môn giải phẫu bệnh không chỉ đơn thuần mô tả tổn thương. Trái lại, thông qua việc phân tích các hình thái tổn thương, nó tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh, giải thích cơ chế bệnh sinh và các rối loạn chức năng do tổn thương gây ra để góp phần vào việc chẩn đoán, điều trị và phòng tránh bệnh. Vì vậy, nội dung cơ bản của môn giải phẫu bệnh gồm có 4 mặt: nguyên nhân gây bệnh, cơ chế bệnh sinh, hình thái tổn thương và các biểu hiện lâm sàng liên quan với tổn thương.