Mô tả câu hỏi 1...
Nội dung...
Đáp án chi tiết...
Tổng số câu: 0
Số câu đúng: 0
Số câu sai: 0
Tỷ lệ đúng:
Mô tả câu 1...
Mô tả câu 2...
Lời giải chi tiết...
Đáp án...
Mô tả...
Lời giải...
Xương đòn được định hướng như sau:
Đặt xương nằm ngang
1. Đầu dẹt ra ngoài
2. Bờ lõm của đầu dẹt ra trước
3. Mặt có rãnh xuống dưới
Ở giữa thân xương có một cấu trúc rãnh chính là “Rãnh dưới đòn”
Điểm yếu của xương đòn là chỗ nối 2/3 trong & 1/3 ngoài, do:
- Đó là đoạn chuyển tiếp giữa phần lồi & lõm ở các bờ trước, sau
- Đồng thời tại vị trí đó thiết diện của xương cũng có sự thay đổi giữa tròn & dẹt
Ở mặt dưới thân xương đòn, về phía đầu cùng vai có 2 chi tiết quan trọng đó là “Củ nón” và “Đường thang”
DC bám từ củ nón đến mỏm quạ gọi là DC nón.
DC bám từ đường thang đến mỏm quạ gọi là DC thang.
2 DC nón & DC thang hợp lại gọi chung là DC quạ đòn.
Trong phần thân xương đòn, ở phía ngoài mặt trên gồ ghề, phía trong mặt trên trơn láng và có thể sờ rất rõ ngay dưới da.
Nắm rõ được nguyên ủy & bám tận của các cơ, giúp chúng ta giải được những câu hỏi này rất nhanh, chính xác:
- Cơ dưới đòn có nguyên ủy là sụn và xương sườn 1, bám tận ở rãnh dưới đòn.
- Cơ nâng vai có nguyên ủy là mỏm ngang các đốt sống từ cổ 1 đến cổ 4, bám tận ở bờ trong xương vai (phía trên gai vai).
- Cơ tròn lớn có nguyên ủy là ½ dưới bờ ngoài và góc dưới xương vai, bám tận ở mép trong rãnh gian củ.
- Cơ tròn bé có nguyên ủy là ½ trên bờ ngoài xương vai, bám tận ở củ lớn xương cánh tay.
Xương vai được định hướng như sau:
1. Gai vai ra sau
2. Diện khớp hình soan hướng lên trên và ra ngoài
Như vậy “Gai vai” được dùng để phân biệt “trước & sau”
Mỏm quạ là chi tiết thuộc bờ trên của xương vai; nơi bám của các thành phần sau: cơ nhị đầu cánh tay, cơ ngực bé, cơ quạ cánh tay, dây chằng quạ cánh tay, dây chằng quạ đòn & dây chằng quạ - mỏm cùng vai.
Những thành phần bám vào “Mỏm quạ” là:
1. Đầu ngắn cơ nhị đầu cánh tay: Cơ nhị đầu cánh tay gồm đầu dài & đầu ngắn. Nguyên ủy: đầu dài bám củ trên ổ chảo, đầu ngắn bám mỏm quạ xương vai. Bám tận vởi một gân gắn vào lồi củ quay & một trẻ cân đi xuống, vào trong lẫn với mạc nông cẳng tay
2. Cơ ngực bé: nguyên ủy là bám xương sườn 3, 4, 5 và bám tận là mỏm quạ xương vai
3. Cơ quạ cánh tay: nguyên ủy là đỉnh mỏm quạ và bám tận tại chỗ nối 1/3 trên & 1/3 giữa mặt trước trong xương cánh tay.
4. Dây chằng quạ cánh tay: bám từ mỏm quạ tới củ lớn và củ bé xương cánh tay
5. Dây chằng quạ đòn: do dây chằng thang & dây chằng nón hợp lại tạo nên. dây chằng thang bám từ mỏm quạ đến đường thang ở mặt dưới xương đòn. dây chằng nón bám từ mỏm quạ đến củ nón ở mặt dưới xương đòn.
6. Dây chằng quạ - mỏm cùng vai: bám từ mỏm quạ đến mỏm cùng vai của xương vai.
* Còn Cơ ngực lớn không bám vào mỏm quạ vì Cơ ngực lớn có nguyên ủy & bám tận như sau:
- Nguyên ủy: phần đòn bám vào 2/3 trong bờ trước xương đòn; phần ức sườn bám vào xương ức, sụn sườn từ 1 đến 6 và xương sườn 5 & 6; phần bụng bám vào bao cơ thẳng bụng.
- Bám tận: mép ngoài rãnh gian củ theo hình chữ U.
Nắm rõ nguyên ủy & bám của:
- Cơ nhị đầu cánh tay: gồm đầu dài & đầu ngắn. Nguyên ủy: đầu dài bám củ trên ổ chảo, đầu ngắn bám mỏm quạ xương vai. Bám tận vởi một gân gắn vào lồi củ quay & một trẻ cân đi xuống, vào trong lẫn với mạc nông cẳng tay.
- Cơ tam đầu cánh tay: gồm đầu dài, đầu trong & đầu ngoài. Nguyên ủy: đầu dài bám vào củ dưới ổ chảo, đầu ngoài bám trên rãnh thần kinh quay, đầu trong bám dưới rãnh thần kinh quay. bám tận: mặt trên mỏm khuỷu.
Cả 4 thần kinh đều là nhánh bên của đám rối thần kinh cánh tay, nhưng vị trí xuất phát khác nhau. Trong cấu trúc của đám rối thần kinh cánh tay, mỗi đoạn lần lượt cho các nhánh bên như sau:
- Ở rễ: thần kinh vai sau/ thần kinh lưng vai, nhánh đến thần kinh hoành, nhánh đến cơ dài cổ & các cơ bậc thang, thần kinh gian sườn thứ nhất, thần kinh ngực dài.
- Ở thân: thần kinh trên vai, thần kinh đến cơ dưới đòn
- Ở bó: thần kinh ngực ngoài, thần kinh dưới vai trên, thần kinh ngực lưng (dưới vai giữa), thần kinh dưới vai dưới, thần kinh ngực trong.
* Thần kinh trên vai xuất phát từ thân trên, đi qua khuyết quạ/ khuyết vai đến hố trên gai để chi phối cơ trên gai. Sau đó, thần kinh trên vai đi qua khuyết gai ổ chảo để xuống hố dưới gai và chi phối cho cơ dưới gai.
Giải thích hình vẽ:
- Chi tiết số 1 là Gai vai. Đây là chi tiết được dùng trong định hướng xương vai. Gai vai nằm ở mặt lưng xương vai, xuất phát từ chỗ nối ¼ trên & ¾ dưới bờ trong xương vai, sau đó gai vai đi lên trên và ra ngoài, rồi tận cùng bởi mỏm cùng vai. Gai vai chia mặt lưng thành 2 hố, đó là: hố trên gai và hố dưới gai. Hố dưới gai chính là chi tiết số 2.
- Chi tiết số 2 chính là Hố dưới gai, nơi bám của cơ dưới gai
- Chi tiết số 3 là Khuyết gai ổ chai, tại đây có thần kinh trên gai đi qua.
- Chi tiết số 4 là Ổ chảo xương vai. Đây là chi tiết được dùng trong định hướng xương vai và cũng là mặt khớp của khớp vai.
- Ý “Xương vai có 2 mặt & 4 bờ” sai, vì xương vai có 3 bờ là bờ trên, bờ ngoài & bờ trong
- Ý “Mỏm cùng vai của xương vai tiếp khớp với đầu cùng vai của xương đòn” đúng.
- Ý “Hố dưới gai & hố dưới vai lần lượt có ở mặt sườn & mặt lưng của xương vai”, vì hố dưới gai hiện diện ở mặt lưng và hố dưới vai hiện diện ở mặt sườn.
- Ý “Củ dưới ổ chảo là nơi bám của đầu ngoài cơ tam đầu cánh tay” sai, củ dưới ổ chảo là nơi bám của đầu dài cơ tam đầu cánh tay.
* Nguyên ủy & bám tận của cơ tam đầu cánh tay:
Cơ tam đầu cánh tay gồm đầu dài, đầu trong & đầu ngoài. Nguyên ủy: đầu dài bám vào củ dưới ổ chảo, đầu ngoài bám trên rãnh thần kinh quay, đầu trong bám dưới rãnh thần kinh quay. bám tận: mặt trên mỏm khuỷu.
Ròng rọc thuộc đầu dưới xương cánh tay, tiếp khớp với khuyết ròng rọc của xương trụ trong khớp khuỷu.
Tất cả các dây chằng ở 4 đáp án đều thuộc phương tiện nối khớp của khớp vai, trong đó dây chằng quạ cánh tay là dây chằng khỏe nhất. Nó bám từ mỏm quạ xương vai đến củ lớn & của bé của xương cánh tay.
Xung quanh cổ phẫu thuật xương cánh có thần kinh nách và 2 nhánh bên của động mạch dưới đòn là động mạch mũ cánh tay trước & động mạch mũ cánh tay sau. Do đó, khi tổn thương cổ phẫu thì nguy cơ cao ảnh hưởng đến thần kinh nách, động mạch mũ cánh tay trước & động mạch mũ cánh tay sau.
Xương vai có 2 mặt là:
- Mặt sườn (facies costalis) lõm, gọi là hố dưới vai (fossa subscapularis), trong hố có nhiều gờ chếch hình nan quạt giúp cho cơ dưới vai bám được chắc hơn.
- Mặt lưng (facies dorsalis) có gai vai (spina scapulae) chạy chếch lên trên và ra ngoài. Phần ngoài của gai dẹt gọi là mỏm cùng vai (acromion), ở đó có diện khớp mỏm cùng vai (facies articulari acromii) để tiếp khớp với diện khớp mỏm cùng của xương đòn. Gai vai, mỏm cùng vai nằm rất nông, dễ dàng sờ thấy ngay dưới da và chia mặt lưng làm hai hố: hố dưới gai (fossa infraspinata) và hố trên gai (fossa supraspinata).
Như vậy: hố dưới gai hiện diện ở mặt lưng và hố dưới vai hiện diện ở mặt sườn.
- Cơ sấp tròn & cơ dạng ngón cái ngắn do thần kinh giữa chi phối vận động.
- Cơ cánh tay do thần kinh cơ bì chi phối vận động.
- Cơ giun 3 do thần kinh trụ chi phối vận động.
* Lưu ý: Ở chi trên, thần kinh trụ chi phối vận động cho 1,5 cơ ở vùng cẳng tay & 15,5 cơ ở vùng bàn tay.
4 thành của hố nách được cấu tạo từ các cơ sau:
- Thành trước: Cơ ngực lớn, Cơ ngực bé, Cơ dưới đòn, Cơ quạ cánh tay
- Thành ngoài: Cơ đen-ta
- Thành trong: Cơ răng trước
- Thành sau: Cơ trên gai, Cơ dưới gai, Cơ tròn bé, Cơ tròn lớn và Cơ dưới vai. Ngoài ra còn có đầu dài cơ tam đầu cánh tay và cơ lưng rộng.
* Hõm lào giải phẫu
Cấu tạo:
- Bờ ngoài: gân cơ dạng ngón cái dài và gân cơ duỗi ngón cái ngắn
- Bờ trong: gân cơ duỗi ngón cái dài
- Nền: xương thuyền và xương thang
* ĐM quay đi trong hõm lào giải phẫu
Ở xương đùi, để định hướng trước sau thường dùng chi tiết “đường ráp”; còn theo hướng trên dưới & trong ngoài sẽ dùng chung chi tiết “chỏm xương đùi”
Khối xương cổ chân gồm 7 xương, chia làm 2 hàng, cụ thể:
- 5 xương hàng trước: xương ghe, xương hộp, xương chêm trong, xương chêm giữa & xương chêm ngoài.
- 2 xương hàng sau: xương sên & xương gót.
Cấu tạo của tam giác đùi:
- Trên: dây chằng bẹn
- Trong: Cơ khép dài
- Ngoài: Cơ may
Vùng cẳng chân sau gồm 6 cơ, chia thành 2 lớp:
- Lớp nông – 2 cơ:
+ Cơ tam đầu cẳng chân: cơ bụng chân trong, cơ bụng chân ngoài & cơ dép
+ Cơ gan chân
- Lớp sâu – 4 cơ:
+ Cơ khoeo
+ Cơ gấp ngón cái dài
+ Cơ gấp các ngón chân dài
+ Cơ chày sau
Vùng gan chân có 18 cơ, gồm 4 lớp:
1. Lớp cơ nông, 3 cơ: cơ dạng ngón cái, cơ gấp các ngón chân ngắn & cơ dạng ngón út
2. Lớp cơ giữa, 5 cơ nội tại: cơ vuông gan chân, cơ giun 1-2-3-4
3. Lớp cơ sâu, 3 cơ: cơ gấp ngón cái ngắn, cơ khép ngón cái & cơ gấp ngón út ngắn
4. Lớp gian cốt, 7 cơ: cơ gian cốt mu chân 1-2-3-4 & cơ gian cốt gan chân 1-2-3